Thích thú với 4 "đặc quyền" tuyệt vời của bà bầu ở Đan Mạch
Bà bầu ăn ngô có tác dụng gì? Đừng bỏ qua những điều này khi ăn
Mang bầu uống nước thế nào để tốt cho con? Những điều mẹ bầu nhất định phải biết
Mang thai và sinh nở là một trong những trải nghiệm quan trọng nhất với người phụ nữ Với người đã ngoài 30 tuổi và khó thụ thai vì hội chứng buồng trứng đa nang thì trải nghiệm này càng có ý nghĩa hơn. Mình đang sống ở Đan Mạch và may mắn có được những ưu đãi, phúc lợi đặc biệt dành cho thai sản.
1. Lớp tiền sản miễn phí, trang bị kiến thức cho cả vợ và chồng
Các lớp tiền sản ở Đan Mạch thường được tổ chức bởi các bệnh viện, nơi mà sản phụ đăng ký sinh khi mới phát hiện có thai. Các lớp này do hộ lý trưởng khoa sản đứng lớp và phụ trách. Thông thường, những lớp tiền sản này sử dụng ngôn ngữ địa phương (tiếng Đan Mạch) là chủ yếu. Tuy nhiên, cũng có một số bệnh viện tổ chức lớp tiền sản bằng tiếng Anh cho người nước ngoài, các cặp vợ chồng nước ngoài. Những lớp này hoàn toàn miễn phí, không tốn đồng nào để tham gia và được tổ chức nhiều lần trong năm (trung bình mỗi tháng một lần). Các cặp vợ chồng nhìn vào lịch mở lớp mà chọn tham gia cho phù hợp với thời gian biểu của mình.
Những lớp tiền sản này chủ yếu tập trung cung cấp thông tin về sự phát triển của thai nhi dấu hiệu lâm bồn, các giai đoạn sinh nở và cuối cùng là những thông tin bổ ích, lời khuyên cho các ông bố, bà mẹ tương lai để chuẩn bị chào đón và chăm sóc em bé mới sinh. Vợ chồng mình cũng tham gia một lớp tiền sản do bệnh viện nơi mình sinh tổ chức và thấy thật hữu ích, nhất là những kinh nghiệm, tư vấn dành cho các ông chồng để hỗ trợ tinh thần khi vợ vượt cạn cũng như các kỹ năng massage giảm đau đẻ, việc cần làm sau khi vợ sinh...
Ngoài những lớp tiền sản như trên thì còn có các lớp yoga aerobic hay fitness dành cho sản phụ. Tuy nhiên, các loại hình này không được miễn phí và thường khá đắt. Bản thân mình khi mang thai vẫn đi làm hàng ngày cho đến tháng thứ 8 mới nghỉ nên cũng không có thời gian tập tành.
Hang Christensen đã có những trải nghiệm ý nghĩa trong hành trình làm mẹ ở Đan Mạch
2. Mẹ bầu không phải trả chi phí y tế
Từ khi có thai cho đến lúc sinh, tất cả mọi thứ liên quan đến y tế đều được miễn phí. Với những người đang mang thai bình thường, ít rủi ro và không có tiền sử bị sẩy thai hay bị các bệnh về tim mạch tiểu đường thì được khám thai ít nhất là 10 lần. Số lần khám thai này bao gồm 2 lần siêu âm ở bệnh viện (lần đầu vào lúc 11 - 13 tuần để đo độ mờ da gáy, lần 2 vào khoảng 20 tuần để kiểm tra chi tiết các dấu hiệu bất thường, dị tật ở thai nhi), 3 lần khám với bác sĩ riêng và 5 - 6 lần khám với bà đỡ (midwife).
Còn đối với những phụ nữ mang đa thai bị tiểu đường hay có tiền sử sảy thai thì số lần khám, siêu âm nhiều hơn. Ở Đan Mạch, mỗi người đều có một bác sĩ gia đình riêng. Bất cứ lúc nào có bệnh hay cần đi khám thì phải tới bác sĩ gia đình trước rồi tùy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ chuyển lên bệnh viện hay bác sĩ chuyên khoa. Khi có thông báo chuyển của bác sĩ gia đình thì mọi chi phí khám chữa bệnh ở bệnh viện hay bác sĩ chuyên khoa đều được miễn phí. Trong suốt thai kỳ những lần khám thai với bác sĩ gia đình chủ yếu là để xác định tuổi thai khi vừa phát hiện có mang xét nghiệm máu và cuối cùng là để kiểm tra thai, thăm hỏi tình hình của mẹ bao gồm những nguyện vọng về nơi sinh nở, phương pháp sinh và lắng nghe các mẹ bầu than phiền.
Lúc mình mang thai chú Bèo (tên gọi ở nhà của con trai mình), vì nhau thai nằm phía trước nên mình ít cảm nhận được sự chuyển động của em bé. Cứ 2 - 3 ngày, mình lại lo vì sao không thấy thai đạp và lại mò đến phòng khám của bác sĩ để kiểm tra tim thai Bác sĩ rất dễ thương và thông cảm, cứ luôn miệng bảo mình bất cứ khi nào thấy không yên tâm thì hãy đến khám. Lúc đầu, mình còn gọi điện đặt hẹn, sau bác bảo cứ 'xông thẳng' vào phòng khám để bác kiểm tra nhanh vì thấy mình lo lắng hoài. Khi thai lớn hơn, 20 tuần, thì mình được khuyên là vào thẳng bệnh viện mỗi khi thấy thai ít đạp. Và từ lúc thai được 5 tháng đến lúc sinh, mình ra vào bệnh viện để khám như đi chợ. Mọi người từ y tá đến bác sĩ luôn niềm nở, nhẹ nhàng và quan tâm khi mình vào khám thai. Cứ mỗi lần tới khám vì lý do thai ít cử động là mình được cho nằm để kiểm tra CTG và thử nước tiểu.
3. Mẹ bầu được chỉ định bà đỡ riêng để chăm sóc sức khỏe và... 'tám' chuyện tại nhà
Ở Đan Mạch, mỗi người phụ nữ khi mang thai đều được bệnh viện chỉ định một bà đỡ để theo dõi sát sao trong suốt thai kỳ. Bà đỡ không chỉ khám thai mà còn tư vấn tâm lý và hỗ trợ về mặt tinh thần cho mẹ bầu. Mỗi lần hẹn bao gồm kiểm tra huyết áp nước tiểu tim thai, cân nặng ước tính của thai và sau đó là 'tám chuyện'. Bà đỡ của mình là một y tá chuyên khoa sản còn khá trẻ nhưng giỏi chuyên môn. Ngoài ra cô ấy cũng rất tâm lý và đáng yêu Cô ấy luôn hỏi mình cảm thấy thế nào, có gì bất ổn xảy ra ở nhà làm mình không vui hay bất an, hay bất cứ chuyện gì mình muốn tâm sự
Thông thường, nếu có thể, bà đỡ sẽ theo thai phụ để hỗ trợ trong quá trình sinh nở ở bệnh viện. Tiếc là bà đỡ của mình chuyển công tác khi mình mang thai vào tháng thứ 8 nên không gặp cô ấy trong ngày sinh. Bệnh viện nơi mình chọn sinh có nhiều cơ sở hộ sinh nằm rải rác trong thành phố. Tùy thuộc thai phụ ở nơi nào mà họ sẽ chỉ định bà đỡ ở cơ sở gần nhất.
Trong suốt thời gian mang thai mình luôn được dặn dò kỹ lưỡng về những thứ nên ăn và không nên ăn, đặc biệt là phải ăn chín, uống sôi. Các món như pate, thịt nguội, cá sống... đều được khuyến cáo là không nên ăn vì rủi ro nhiễm vi khuẩn gây hư thai rất cao. Một điểm thú vị mà mình để ý là ở đây không ai uống sữa bầu như các mẹ bầu ở Việt Nam. Mình đã thử tìm ở siêu thị, cửa hàng hay nhà thuốc Tây cũng không thấy bán. Các mẹ bầu bên này chỉ uống sữa tuơi thông thường. Họ không khuyến khích mẹ bầu ăn thật nhiều theo quan niệm ăn cho hai người mà quan trọng là đủ chất, ăn nhiều bữa nhỏ để em bé phát triển đầy đủ.
Ở Đan Mạch, người cha cũng có chế độ nghỉ thai sản để chăm con nếu muốn
4. Chế độ nghỉ thai sản cho cả hai vợ chồng và nhà nước trợ cấp tiền cho bé từ khi chào đời
Về chế độ nghỉ thai sản, cũng như các nước Bắc Âu khác, thời gian nghỉ sinh của thai phụ ở Đan Mạch bắt đầu từ 4 tuần trước ngày dự sinh Sau khi sinh thì được nghỉ tới 52 tuần để chăm con, trong đó, 24 tuần đầu là dành cho mẹ, 28 tuần tiếp theo thì tùy thuộc vào sự lựa chọn, sắp xếp của cả hai vợ chồng để chia thời gian này ra. Ở Đan Mạch, người cha cũng được nghỉ thai sản (paternity leave) để chăm con nếu muốn. Không ít gia đình trong đó người mẹ đi làm trở lại sau 7 - 8 tháng và bố ở nhà chăm con tiếp vài tháng. Tất nhiên là thời gian nghỉ thai sản này đều được trả lương (100% trong 6 tháng đầu sau đó là từ khoảng 60 - 80% mức lương cho các tháng tiếp theo tùy vào mức thu nhập thực tế của thai phụ trước khi sinh).
Trẻ em ở Đan Mạch được nhà nước cấp một số tiền mỗi quý khoảng 600 euros cho tới 2 tuổi. Sau đó, số tiền này sẽ giảm dần cho đến khi bé được 18 tuổi. Khoản tiền này được cấp nhằm mục đích hỗ trợ chi phí sinh hoạt của em bé như tã lót sữa thức ăn... và hoàn toàn miễn thuế. Sau 18 tuổi và nếu trẻ còn đang đi học phổ thông thì sẽ được nhà nước trợ cấp một khoản tiền cho việc học hành. Nếu trẻ tiếp tục học lên đại học và cao học thì khoản trợ cấp này sẽ tăng lên thêm nhiều nữa. Còn khi trẻ ra ngoài sống riêng và tự lập thì sẽ được trợ cấp nhiều hơn trẻ sống chung với phụ huynh.
- Mẹ bầu cho con nghe nhạc là tốt nhưng mắc 4 sai lầm này thì... (Thứ bảy, 13:13:08 16/01/2021)
- ThS Vũ Thị Tuyết Mai: Những xét nghiệm làm tới trước khi sinh (Thứ năm, 10:15:06 21/02/2019)
- Có nên xoa bụng bầu thường xuyên hay không? (Thứ tư, 16:15:06 20/02/2019)
- Lưu ý khi mẹ bầu làm việc với máy tính tránh ảnh hưởng thai... (Thứ năm, 03:35:06 14/02/2019)
- Chửa ngực sẽ nhiều sữa: Bạn đã hoàn toàn nhầm to rồi đấy! (Thứ tư, 08:30:07 13/02/2019)
- Năm mới, khi gặp bà bầu tuyệt đối đừng nói 5 câu này! (Thứ Ba, 09:28:04 05/02/2019)
- Cách chăm sóc mẹ bầu sau khi thụ tinh ống nghiệm nên biết (Thứ sáu, 09:30:07 01/02/2019)
- Những "trợ thủ" đắc lực của mẹ bầu không thể... (Thứ năm, 08:20:02 31/01/2019)
- Những việc bà bầu nên làm để thai kỳ được khỏe mạnh, an... (Thứ sáu, 08:00:02 25/01/2019)
- Thai giáo bằng khứu giác cho thai nhi như thế nào? (Thứ bảy, 16:11:11 12/01/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:00 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:06 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:00 12/02/2023