Bệnh viêm phế quản mạn tính và những nguyên nhân gây bệnh
Bài thuốc phòng trị viêm phế quản mùa thu - đông
Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý khi trẻ bị sặc bột hiệu quả
Nguyên nhân viêm phế quản mạn tính
Bệnh hô hấp này xuất hiện là do mất cân bằng giữa cơ chế bảo vệ của cơ thể và yếu tố độc hại của môi trường. Giai đoạn đầu của viêm phế quản mạn tính là suy yếu lớp nhầy bảo vệ phế quản từ đó dẫn đến nhiễm trùng xuất tiết nhiều, gây tắc nghẽn.
Bệnh viêm phế quản mạn tính có nguyên nhân chủ yếu do nhiễm trùng lớp dịch nhầy
Nguyên nhân làm suy yếu lớp nhầy lông bảo vệ phế quản là những chất độc hại có trong môi trường bị ô nhiễm. Ngoài ra lớp nhầy này còn có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác như: hút thuốc lá thuốc lào hay nhiễm trùng đường hô hấp do vi sinh vật (vi khuẩn, vi nấm virus) viêm phế quản cấp do nhiễm trùng, nếu không được điều trị dứt điểm rất có thể trở thành viêm phế quản mạn tính.
Ngoài ra, một số yếu tố như: di truyền, tuổi tác cao, sức đề kháng kém hoặc thời tiết lạnh (mùa đông, đầu xuân...), yếu tố cơ địa hoặc môi trường sống chật chội, ẩm thấp, thiếu vệ sinh, khí hậu ẩm ướt... có thể làm gia tăng tỉ lệ mắc viêm phế quản mạn tính
Bệnh viêm phế quản mạn tính chia làm 3 loại
Viêm phế quản mạn tính chia thành 3 loại
- Viêm phế quản mạn tính đơn thuần: chỉ ho và khạc đờm, chưa có rối loạn thông khí phổi có thể điều trị khỏi.
- Viêm phế quản mạn tính tắc nghẽn: triệu chứng chính là khó thở do tắc nghẽn lan rộng và thường xuyên của phế quản. Còn gọi là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD: Chronic Obstructive Pulmonary Disease).
- Viêm phế quản mạn tính nhầy mủ: ho và khạc đờm nhầy từng đợt kịch phát hoặc liên tục.
Nguyên tắc điều trị viêm phế quản mạn tính
Nếu không được điều trị sớm, viêm phế quản mạn tính dễ dẫn đến tử vong
Khi phát hiện các dấu hiệu bị viêm phế quản cấp người bệnh cần được điều trị dứt điểm để tránh bệnh tiến triển thành mạn tính. Trong điều trị, tùy theo từng giai đoạn có thể phải dùng thuốc long đờm (acetylcystein, bromhexi...) thuốc điều trị giãn phế quản đồng thời chống viêm xuất tiết, chống nhiễm khuẩn bằng kháng sinh
Việc dùng thuốc nào với liều lượng ra sao cần có sự chỉ định cụ thể của bác sĩ. Do đó người bệnh cần đi khám ngay khi có dấu hiệu bệnh sớm nhất. Điều trị sớm ở giai đoạn cấp tính sẽ ngăn bệnh trở thành mạn tính.
Đặc biệt, trong quá trình điều trị cần tránh các yếu tố khiến bệnh nặng hơn như khói thuốc lá, lông vật nuôi hóa chất
- Cảnh báo: Sức khỏe nguy hại vì dị vật "ở lại" trong... (Chủ nhật, 15:00:00 02/08/2020)
- Cảnh báo: Hãy bảo vệ thận của bạn khi còn có thể! (Thứ bảy, 17:00:05 01/08/2020)
- Hết đau lưng trong 7 phút với 8 bài tập yoga đơn giản (Thứ năm, 16:16:00 09/07/2020)
- Người bị bệnh bạch hầu nên ăn và cần kiêng kỵ những món... (Thứ Ba, 00:17:09 07/07/2020)
- BS Đặng Phương Liên: Xử lý tình trạng bong da (Thứ tư, 14:10:00 27/02/2019)
- Phẫu thuật cắt bỏ phổi và những điều bạn nhất định... (Thứ tư, 14:05:06 27/02/2019)
- Rắn lục đuôi đỏ và cách phòng tránh hiệu quả nhất (Thứ tư, 08:55:07 27/02/2019)
- Tổng quan về sốc phản vệ mà không phải ai cũng biết (Thứ Ba, 16:15:04 26/02/2019)
- Cách xử lý vết thương do bị vật nhọn đâm hiệu quả nhất (Thứ Ba, 16:05:09 26/02/2019)
- Tụ cầu khuẩn: Hiểm họa trong mùa nóng nên đề phòng (Thứ Ba, 15:50:08 26/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:02 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:07 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:01 12/02/2023