Cách điều trị và chăm sóc khi trẻ bị dị ứng thuốc mà bạn nên lưu ý

Trẻ bị dị ứng thuốc là một triệu chứng thường gặp khi trẻ nhỏ bị ốm do cơ thể miễn dịch yếu và chưa thể hoàn thiện khi phải dùng thuốc Nếu không phát hiện kịp thời sẽ nguy hiểm đến tính mạng của bé Chính vì vậy cách điều trị và chăm sóc khi trẻ bị dị ứng thuốc thế nào cần được quan tâm đúng cách.

Cách điều trị và chăm sóc khi trẻ bị dị ứng thuốc

Cách điều trị khi trẻ bị dị ứng thuốc

Corticoid: corticoidthuốc cơ bản trong điều trị trẻ bị dị ứng thuốc nói chung và hai hội chứng Stevens-Johnson Cần sử dụng đúng liều đúng chỉ định, đủ thời gian và lưu ý đến tai biến của thuốc Liều lượng: Liều ban đầu tương đương Prednisolon 1 - 2 mg/kg/24 giờ.

Corticoid là thuốc cơ bản trong điều trị trẻ bị dị ứng thuốc

Corticoid là thuốc cơ bản trong điều trị trẻ bị dị ứng thuốc

+ Nếu có tổn thương nặng nội tạng như: Não tim mạch, suy đa phủ tạng... có thể dùng corticoid liều rất cao: Methylprednisolon 500 - 1000 mg truyền tĩnh mạch trong 3 ngày, sau đó chuyển sang liều thông thường.

+ Kháng histamin H1: Dùng đường tiêm giai đoạn đầu khi có tổn thương niêm mạc miệng và đường tiêu hóa sau đó chuyển sang đường uống.

+ Điều trị triệu chứng: Hạn chế tối đa số lượng thuốc, chỉ dùng khi cần thiết.

+ Điều trị biến chứng dị ứng thuốc ở trẻ: Lưu ý tổn thương Mắt Những tổn thương giác mạc mạn tính có thể ghép biểu mô giác mạc sau đó ghép giác mạc khi biểu mô đó ổn định (ghép giác mạc lớp, ghép giác mạc xuyên hoặc ghép giác mạc nhân tạo). Có thể mang kính áp tròng thấm khí làm giảm chứng sợ ánh sáng, cải thiện thị giác và làm lành những chỗ khuyết biểu mô giác mạc.

Tổn thương giác mẹ ở trẻ có thể ghép biểu mô giác mạc

Tổn thương giác mẹ ở trẻ có thể ghép biểu mô giác mạc

Cách chăm sóc khi trẻ bị dị ứng thuốc

+ Ngừng ngay việc tiếp xúc với thuốc (tiêm, uống, nhỏ mắt và nhỏ, xịt mũi...).

+ Dinh dưỡng: Nếu chưa loét trợt đường tiêu hóa, cần cho trẻ ăn súp đủ số lượng và dinh dưỡng (giàu protein) qua miệng hoặc xông dạ dày Nếu có loét trợt đường tiêu hóa: Cho qua dịch truyền, cần thiết có thể truyền plasma tươi albumin dung dịch axit béo đến khi các rối loạn về dinh dưỡng được cải thiện.

+ Chống nhiễm khuẩn: Bạn cần chống nhiễm khuẩn tại chỗ kết hợp với toàn thân để giúp cơ thể bé luôn được sạch sẽ.

+ Chăm sóc da: Nên dùng những phương pháp đơn giản, bảo tồn, quan trọng là phải tránh làm tuột da người bé sát trùng chỗ da bị loét bằng nitrat bạc 0.5% hoặc chlorhexidin 0.05%. Băng bó bằng gạc với mỡ citrat bạc, polyvidoneiodin, hoặc các hydrogel. Cân nhắc sử dụng các loại da sinh vật che phủ khi lớp da trẻ khi bị bong tróc diện rộng.

Sát trùng da cho bé để chăm sóc da tốt nhất

Sát trùng da cho bé để chăm sóc da tốt nhất

+ Chăm sóc mắt: Phòng ngừa trẻ bị dị ứng thuốc, biến chứng. Dùng đũa thủy tinh đầu dẹt để tách khi mí mắt bị loét, dính. Dùng nước mắt nhân tạo hoặc dung dịch NaCl 0,9% tra, rửa mắt nhiều lần hàng ngày.

+ Vệ sinh các hốc tự nhiên hàng ngày bằng dung dịch NaCl 0,9%. Glycerin Borat bôi môi chống căng chảy máu Cần loại bỏ các mảng cứng ở trong lỗ mũi và miệng, xịt vào miệng chất sát trùng vài lần mỗi ngày.

+ Sau khi biết được tiền sử dị ứng thuốc có thể cân nhắc dùng thuốc kháng sinh khác nhóm hoặc không có mẫn cảm chéo với thuốc đã gây trẻ bị dị ứng thuốc.

Trên đây là những thông tin mà chúng tôi muốn cung cấp đến bạn, đặc biệt là các bậc cha mẹ khi trẻ bị dị ứng thuốc nên đặc biệt lưu ý.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật