Đái tháo đường typ 2 và những căn bệnh nguy hiểm toàn cầu

Từ lâu người ta đã biết đái tháo đường (ÐTÐ) là một bệnh rối loạn chuyển hóa. Nhưng nhiều tác hại mà nó gây ra thì gần đây mới được làm sáng tỏ và hậu quả của những biến chứng này là rất nặng nề. Ngày nay, ÐTÐ được xếp vào nhóm bệnh không lây cùng với các bệnh phổ biến khác đang được cả thế giới hợp sức tìm biện pháp phòng chống.

ÐTÐ typ 2 – sự thách thức với cộng đồng

Theo Hội liên hiệp ĐTĐ thế giới (IDF), năm 2011 toàn thế giới có 366 triệu người mắc ĐTĐ và 280 triệu người bị tiền ĐTĐ. Dự tính tới năm 2030, con số tương đương sẽ là 552 triệu người và 398 triệu người. Trong số đó thì khoảng 90% là bệnh nhân ĐTĐ typ 2, còn lại là người mắc ĐTĐ typ 1. Tuy nhiên chỉ có khoảng 6% số bệnh nhân đạt được mục tiêu điều trị. Từ đó có thể nói, ĐTĐ typ 2 đang trở thành một đại dịch nguy hiểm bởi sự gia tăng nhanh chóng cùng những biến chứng của bệnh gây ra tình trạng ốm đau kéo dài tử vong sớm… đang là thách thức lớn với cộng đồng.

Theo cảnh báo của WDF, sự gia tăng bệnh ĐTĐ ở các nước phát triển là 42%, nhưng ở các nước đang phát triển là một con số khủng khiếp: 170%. Như vậy, bệnh ĐTĐ có xu hướng phát triển nhanh ở các nước đang phát triển, các nước có sự thay đổi nhanh về kinh tế, lối sống, tốc độ đô thị hóa…

Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật chung của thế giới. Và, tuy đã chiếm được mối quan tâm nghiên cứu về cả phòng bệnh trong cộng đồng và điều trị chuyên sâu, nhưng chúng ta vẫn đang đứng trước một thực tế là các yếu tố nguy cơ của ĐTĐ typ 2 đang gia tăng mà hiện tại chưa có biện pháp khống chế hữu hiệu.

Vì sao ÐTÐ typ 2 thành đại dịch?

Vào những năm cuối thế kỷ 20 và đầu những năm của thế kỷ 21, ĐTĐ là bệnh không lây phát triển nhanh nhất. Bệnh ĐTĐ là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 4 hoặc 5 ở các nước phát triển. Điều đáng lo ngại là tình trạng quản lý bệnh ĐTĐ còn chưa được chặt chẽ không chỉ ở những nước đang phát triển mà ngay cả những nước phát triển. Người ta thấy việc phát hiện số người ĐTĐ giống như phần nổi của một tảng băng.

Mặc dù là bệnh không lây nhiễm, nhưng một số loại virus có thể là thủ phạm gián tiếp gây bệnh ĐTĐ, như các virus sởi quai bị Bản thân các loại virus này không thể gây nên bệnh ĐTĐ nhưng nó có thể gây tổn thương tụy và làm giảm khả năng sản xuất insulin Trước đây, nhiều người cho rằng ăn quá nhiều đường glucose thì có nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ, nhưng đó lại không phải là nguyên nhân. Nguyên nhân hàng đầu là giảm hoạt động thể lựcchế độ ăn giàu năng lượng, ít chất xơ Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến thừa cân béo phì béo phì đặc biệt béo bụng được xem là yếu tố đương nhiên dẫn tới kháng insulin và hội chứng rối loạn chuyển hóa và tiến tới ĐTĐ typ 2.  

Rối loạn dung nạp glucose và suy giảm dung nạp glucose máu lúc đói sẽ làm phát triển tình trạng kháng insulin tiến tới ĐTĐ typ 2. Các yếu tố được coi là có nguy cơ cao khác dễ có khả năng phát triển thành bệnh ĐTĐ typ 2 là: 45 tuổi trở lên; người có BMI = 23 trở lên; người có người thân cận kề đã mắc bệnh ĐTĐ; phụ nữ có tiền sử sản khoa đặc biệt (thai chết lưu, sẩy thai; ĐTĐ thai kỳ; sinh con 4kg trở lên; người có tiền sử cân nặng khi sinh dưới 2,5kg); tăng huyết áp vô căn; người có tiền sử rối loạn dung tạp glucose hoặc suy giảm dung nạp glucose máu lúc đói; người có bệnh mạch vành hoặc đột quỵ

Gánh nặng cho toàn xã hội

Bệnh nhân ĐTĐ luôn bị đe dọa bởi các biến chứng cấp và mạn tính  Nguy hiểm nhất là nguy cơ hạ đường huyết (cấp) và biến chứng tim mạch (mạn tính)... Ngay một nhiễm khuẩn thông thường cũng có thể trở nên nguy hiểm đối với tính mạng của bệnh nhân ĐTĐ. Các biến chứng này cùng với stress không chỉ làm chất lượng sống của người bệnh giảm đi mà còn làm hao tổn cả tuổi thọ, do đó bệnh ĐTĐ được xem là “kẻ giết người thầm lặng”. Một người ở lứa tuổi 40-50 được chẩn đoán mắc bệnh ĐTĐ sẽ mất đi trung bình là 10 năm sống. Người mắc ĐTĐ typ 2 có bệnh lý mạch vành cao gấp 2 - 6 lần so với người không bị ĐTĐ.

Chi phí cho điều trị bệnh ĐTĐ là một chi phí phức tạp, tổng hợp của nhiều yếu tố do nó phải gắn liền với giải quyết biến chứng của bệnh, đặc biệt là những người phải nằm viện thì thường các biến chứng chiếm tới 2/3 tổng chi phí điều trị. Chi phí cho quản lý sức khỏe của người mắc bệnh ĐTĐ gấp 2-4 lần người không mắc bệnh này, bao gồm cả thuốc trang thiết bị, xét nghiệm cận lâm sàng, chi phí thường xuyên đi khám bệnh v v... Ngoài các chi phí trực tiếp thì xã hội phải gánh vác các khoản chi phí gián tiếp cho bệnh nhân ĐTĐ như chất lượng sản phẩm lao động bị giảm sút do lo lắng, nghỉ ốm, nghỉ mất sức...  

Tác động của tử vong và biến chứng sớm do ĐTĐ lên sức sản xuất, chi phí tài chính và xã hội là rất lớn, bởi bệnh ĐTĐ typ 2 xảy ra ở độ tuổi từ 26-64 - lứa tuổi lao động chính tạo ra của cải vật chất tinh thần cho cả cộng đồng và cho mỗi gia đình

Dự phòng ÐTÐ typ 2 bằng cách nào

ĐTĐ typ II, chiếm 90% các trường hợp ĐTĐ đang tăng lên ở Mỹ và trên thế giới. Có nhiều nguyên nhân nhân dẫn đến vấn đề này, trong đó có nguyên nhân do tuổi thọ của dân số ngày càng tăng, điều kiện cải thiện về sàng lọc và phát hiện bệnh sớm; tăng các yếu tố nguy cơ như béo phì ít hoạt động thể lực. Gần đây, người ta cũng nghiên cứu khá nhiều về khía cạnh giống nòi liên quan đến bệnh ĐTĐ typ II. Đặc điểm lớn nhất trong sinh bệnh lý của ĐTĐ typ II là có sự tương tác giữa yếu tố gen và yếu tố môi trường trong cơ chế bệnh sinh. Đây là mối quan hệ phức tạp.

Những nghiên cứu về dịch tễ học và những tiến bộ trong hiểu biết về bệnh căn của bệnh ĐTĐ typ II ngày nay đã chứng minh bệnh có thể ngăn ngừa được, khi can thiệp vào các yếu tố nguy cơ, đặc biệt là sự thay đổi lối sống đã thu được những kết quả đáng khích lệ. Người bệnh ĐTĐ typ II được phát hiện sớm qua chương trình khám sàng lọc, được can thiệp kịp thời sẽ có ít biến chứng ĐTĐ hơn. Bắt đầu điều trị từ giai đoạn này sẽ đem lại kết quả tốt hơn và ít biến chứng lâu dài hơn. Tùy thuộc vào mỗi giai đoạn khác nhau của quá trình mắc bệnh, bệnh ĐTĐ có thể can thiệp được bằng chiến lược dự phòng cấp 1 và/hoặc dự phòng cấp 2.

Ở người được chẩn đoán tiền ĐTĐ, việc thay đổi hành vi lối sống có thể phòng tránh và làm chậm quá trình bệnh tiến triển lên thành ĐTĐ typ 2. Về phương diện dự phòng việc điều trị với mục đích phòng bệnh ĐTĐ nên được tiến hành sớm ngay từ khi có các dấu hiệu của hội chứng chuyển hóa Để phòng chống bệnh ĐTĐ có hiệu quả người ta chia ra các mức phòng bệnh:

- Dự phòng cấp 1: Phòng cho những người có yếu tố nguy cơ. Mục đích làm giảm tỷ lệ mắc mới của bệnh; hoặc làm chậm thời gian phát bệnh trên lâm sàng.

- Dự phòng cấp 2: Phòng cho những người đã mắc bệnh ĐTĐ. Mục đích làm chậm xuất hiện các biến chứng và/hoặc làm giảm mức độ nặng của các biến chứng.

Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để giúp người bệnh dự phòng được bệnh? Để phòng bệnh tốt, điều quan trọng là công tác tuyên truyền, giáo dục cho cộng đồng, cho nhân viên y tế, cho người bệnh hiểu về bệnh ĐTĐ. Người bệnh tự giác thực hiện các nguyên tắc phòng chống bệnh là yếu tố then chốt bảo đảm quản lý thành công bệnh.

Với người có yếu tố nguy cơ, cần giảm cân tăng hoạt động thể lực, cải thiện chất lượng và sự thích hợp của chế độ ăn trong việc ngăn chặn và làm chậm khởi phát ĐTĐ typ II.

Với người bị ĐTĐ, cần được chăm sóc với chất lượng cao, thích hợp với nhu cầu của họ, nhất là khi họ tự nguyện tuân thủ các khuyến nghị tự chăm sóc, chấp nhận một lối sống lành mạnh Họ có thể có cuộc sống trọn vẹn, độc lập với ít biến chứng nhất và có chất lượng sức khỏe gần với người không mắc bệnh ĐTĐ.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật