Dị ứng và sốc phản vệ - Phòng bệnh và cách điều trị hiệu quả

Từ rất lâu, dị ứng, phản ứng và sốc phản vệ đã trở thành nỗi ám ảnh của bác sĩ. Không phải chỉ ở những tuyến cơ sở, xa xôi, hẻo lánh mà ngay cả ở những bệnh viện chuyên khoa, đầu ngành, tuyến Trung ương, sốc phản vệ xảy ra không ít. Không ít trường hợp người bệnh có diễn tiến nặng nề hoặc tử vong. Nhiều trường hợp, thầy thuốc chỉ còn biết bó tay nhìn người bệnh của mình ra đi trong tiếc nuối, vô vọng. Do không hiểu biết cơ chế, căn nguyên của tình trạng sốc phản vệ nên người nhà bệnh nhân đã bức xúc căng thẳng thậm chí đập phá bệnh viện, tấn công hành hung bác sĩ. Trong thời gian gần đây, không nguyên nhân do thời tiết, khí hậu hay thuốc men, bệnh dịch mà tình trạng dị ứng, phản vệ và sốc phản vệ xảy ra nhiều hơn, diễn biến nguy hiểm hơn... 

Phòng Cấp cứu - BV Hùng Vương tiếp nhận bệnh nhân (BN) Ng.V. X. (40 tuổi, trú tại xã Ngọc Quan, Đoan Hùng, Phú Thọ) được người nhà đưa vào viện cấp cứu trong tình trạng lơ mơ, mệt lả, toàn thân tím tái và có nhiều nốt mẩn đỏ, phù kết mạc phổi thông khí kém khó thở SP02 66%, mạch nhỏ khó bắt huyết áp không đo được, nhịp thở 30 l/p.

Theo người nhà kể lại, do bị đau răng BN đã tự ý lấy thuốc penixilin ra uống, khoảng 5 phút sau bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng như đã nêu trên và toàn trạng xấu đi rất nhanh.

Khi dị ứng quá nặng, biến chứng nguy hiểm là đau đầu dữ dội

Khi dị ứng quá nặng, biến chứng nguy hiểm là đau đầu dữ dội

Với các triệu chứng và thông tin khai thác được, kíp trực cấp cứu đã xác định: Đây là một trường hợp sốc phản vệ rất nguy kịch, nguy cơ tử vong cao... Với các kiến thức được trang bị trong quá trình đào tạo từ các thầy thuốc Khoa Điều trị tích cực - BV Bạch Mai, sau khi áp dụng các thao tác cấp cứu cơ bản, bệnh nhân nhanh chóng được áp dụng đúng phác đồ cấp cứu sốc phản vệ mới nhất của PGS.TS. Nguyễn Gia Bình, theo đó, bệnh nhân được tiêm bắp ngay 1/2 ống adrenalin, sau 5 phút đánh giá lại thấy cải thiện tốt và tiếp tục được duy trì theo đường truyền tĩnh mạch Bệnh nhân tiếp tục được theo dõi liên tục, đánh giá các chỉ số sau mỗi 5 phút. Khoảng 10 phút sau, các chỉ số sinh tồn đã dần dần trở về mức bình thường, mạch 80 l/p huyết áp đo được 100/80mmHg...

BN đỡ và hết dần tình trạng tím tái, nhưng vẫn còn khó thở đau đầu đau tức ngực Sau khoảng hơn 2 giờ cấp cứu đúng phác đồ và được sử dụng tổng số 10 ống thuốc adrenalin, bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch và được đưa về Khoa Hồi sức tích cực để tiếp tục theo dõi, điều trị. Đến sáng ngày 4/5/2014, tình trạng sức khỏe bệnh nhân đã ổn định và được làm các thủ tục để xuất viện.

Đây là trường hợp bệnh nhân thuộc nhóm dị ứng phản vệ thứ 8 được ghi nhận trong thời gian khoảng gần một năm qua tại BV Hùng Vương và là trường hợp thứ ba người bệnh đã chuyển sang giai đoạn sốc rất nặng nhưng đã được cấp cứu thành công nhờ phác đồ mới mà trong đó chủ lực là thuốc adrenalin được sử đụng một cách kịp thời và đúng cách.

Sốc phản vệ - Sự ám ảnh của thầy thuốc

Sốc phản vệ (SPV) là một phản ứng dị ứng nghiêm trọng đe dọa tính mạng. Nó có thể xảy ra trong vòng vài giây hoặc vài phút tiếp xúc với một cái gì đó bị dị ứng chẳng hạn như nọc độc từ nọc ong đậu phộng hoặc thuốc chữa bệnh...

Bản chất SPV là hiện tượng dị ứng rất nặng, là kết hợp giữa kháng nguyênkháng thể với sự giải phóng histamin từ dưỡng bào và bạch cầu ưa base, được chia thành 4 giai đoạn: dấu hiệu da niêm mạc dấu hiệu tim mạch vừa phải, sốc co thắt phế quản ngưng tim ngưng thở. Trong truyền dịch hay tiêm thuốc, SPV thường chuyển rất nhanh vào giai đoạn 3 nếu không cấp cứu kịp thời, sẽ chuyển ngay sang giai đoạn 4, chuyển sang SPV thì hai (SPV chậm ở thì hai) và gây tử vong.

Nhận thức được sự nguy hiểm của dị ứng phản vệ và sốc nên hơn một năm qua, BV Hùng Vương đã mở nhiều lớp tập huấn và mời các chuyên gia hàng đầu về hồi sức cấp cứu đang làm việc tại BV Bạch Mai về giảng dạy tại bệnh viện trong đó ThS.BS. Phạm Thế Thạch là người đã dành rất nhiều thời gian, công sức, tâm huyết trực tiếp truyền đạt, kinh nghiệm, giảng dạy kỹ năng cho không chỉ riêng bác sĩ mà bao gồm cả đội ngũ những người làm công tác y tế thậm chí cả lái xe, bảo vệ... của BV Hùng Vương nhận biết kịp thời, xử trí nhanh, đúng cách khi dị ứng, phản vệ và sốc xảy ra, cùng với các phương tiện và thuốc chống sốc được đặc biệt quan tâm và chuẩn bị hết sức kỹ lưỡng nhằm rút ngắn nhất thời gian bệnh nhân khi bị dị ứng, phản vệ được sử dụng thuốc ví dụ như hàng ngày trước khi đi tiêm ở các xe tiêm hoặc ở các vị trí nhạy cảm như phòng cấp cứu, phòng chụp XQ, CT, phòng sinh,... luôn có một ống thuốc adrenalin được bẻ và bơm sẵn vào bơm tiêm.

Tại cuộc Hội thảo khoa học chuyên đề sốc phản vệ do Tổng hội Y học Việt Nam và Hội Hồi sức cấp cứu & Chống độc Việt Nam tổ chức tại BV Bạch Mai ngày 24/4/2014, sau khi nghe báo cáo của các bệnh viện và tham luận của các nhà khoa học, GS. Nguyễn Văn Đính, PGS.TS. Nguyễn Gia Bình rất vui mừng và đánh giá cao về những kết quả của công tác phòng, chống và xử trí sốc phản vệ của Bệnh viện Hùng Vương trong thời gian qua.

Chính nhờ sự quan tâm đúng mức, sự giúp đỡ tận tình, tâm huyết của các chuyên gia, các thầy thuốc đến từ Khoa Điều trị tích cực - BV Bạch Mai nên trong thời gian qua, 100% bệnh nhân dị ứng phản vệ thậm chí nhiều bệnh nhân đã chuyển sang giai đoạn sốc rất nặng xảy ra ở BV Hùng Vương đều được cứu sống, một điều kỳ diệu và khác biệt với rất nhiều nơi khác, dù ở đó điều kiện trang thiết bị, thuốc và phương tiện luôn tiên tiến hiện đại hơn..

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật