Lạm dụng truyền dịch bạn khó tránh khỏi nguy cơ sốc phản vệ, tụt huyết áp

Với quan điểm cứ ốm sốt là truyền dịch sẽ khỏi nên nhiều người tự ý truyền dịch tại nhà.

Tìm hiểu về truyền dịch

Truyền dịch là một trong những biện pháp phổ biến trong điều trị nhiều bệnh lý.

Truyền dịch có 4 loại chính:

- truyền dịch cung cấp nước, các chất điện giải cho cơ thể: Dùng trong trường hợp cơ thể bị mất nước các chất điện giải. Các loại dịch có thể dùng: Glucose, muối natri clorid hoặc dung dịch chất điện giải.

- Truyền dịch để cân bằng toan, kiềm trong cơ thể: Dùng trong trường hợp cơ thể bị thừa toan (axit) hoặc thừa kiềm (bazơ).

- Truyền dịch cung cấp năng lượng, vitamin: Dùng trong trường hợp bệnh nhân không ăn được qua đường tiêu hóa

- Truyền dịch thay thế máu: Dùng trong trường hợp bệnh nhân bị mất máu thiếu máu

Thực tế cho thấy, nhiều người khi thấy có những biểu hiện mệt mỏi chán ăn … đã tự ý truyền dịch tại nhà. Ngoài ra, nhiều người cho rằng việc truyền dịch có tác dụng tốt trong việc làm đẹp da nên đã lạm dụng phương pháp này. Truyền dịch cung cấp nước và truyền dịch cung cấp vitamin là hai loại truyền dịch bị lạm dụng nhiều nhất.

Những mối nguy hiểm khi lạm dụng truyền dịch

Các bác sĩ khuyến cáo người dân không nên tự truyền dịch tại nhà vì không chỉ làm mất tác dụng của thuốc mà còn gây những biến chứng vô cùng nguy hiểm, thậm chí là tử vong

- Sốc phản vệ: Có thể xảy ra ngay sau khi truyền dịch với các biểu hiện: sốt cao khó thở đau đầu rét run đột ngột… hoặc trầm trọng hơn nữa là vã mồ hôi chân tay lạnh, tụt huyết áp đau bụng dữ dội. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể bị tràn dịch màng phổi và tử vong trong thời gian ngắn.

- Các bệnh lây nhiễm như HIV viêm gan B, C… có thể lây nhiễm qua đường truyền dịch nếu dụng cụ tiêm truyền không được tiệt khuẩn đúng quy cách.

- Nguy cơ nhiễm trùng cao khi đưa dịch vào cơ thể mà dụng cụ không được vô trùng cẩn thận.

- Rối loạn các chất điện giải vì đưa lượng nước không cần thiết vào cơ thể khiến bệnh nhân nôn nao, tăng nhịp tim

- Phù toàn thân tràn dịch màng phổi suy hô hấp

Sưng tại vị trí tiêm và lan tỏa các vùng xung quanh, nặng hơn có thể hoại tử đặc biệt trong trường hợp truyền dịch cung cấp vitamin

Trường hợp nào nên truyền dịch?

Truyền dịch là một phương pháp điều trị rất cần thiết đối với bệnh nhân nặng, cần được cấp cứu hoặc trong trường hợp bệnh nhân không thể uống thuốc Truyền dịch có tác dụng tốt trong các trường hợp sau:

- Bệnh nhân bị mất nước, mất các chất điện giải khi hàm lượng đường, muối trong máu giảm hơn mức cho phép.

- Bệnh nhân thiếu hụt vitamin và khoáng chất

- Khi bị tiêu chảy: Dùng dịch truyền cung cấp chất điện giải và dung dịch muối khoáng qua đường tĩnh mạch

- Bệnh nhân bỏng hoặc thiếu máu nhiều: Dùng các loại dịch ưu trương để bù lượng ion clo.

Trong các trường hợp bệnh nhân trước và sau khi phẫu thuật, ngộ độc, sốt vi-rút, bệnh nhân bị suy dinh dưỡng… bác sĩ có thể chỉ định truyền dịch.

Những trường hợp không được truyền dịch

Mặc dù là phương pháp phổ biến nhưng không phải ai cũng có thể truyền dịch. Những trường hợp sau chống chỉ định với các loại truyền dịch:

- Bệnh nhân tim mạch, đặc biệt là suy tim vì khi đưa lượng nước vào cơ thể sẽ gây gánh nặng cho tim, gây phù tim và làm tình trạng suy tim trầm trọng hơn.

Bệnh nhân thận yếu mức lọc cầu thận yếu vì thể tích nước trong cơ thể làm tăng huyết áp

- Bệnh nhi bị bệnh phổi không nên truyền dịch vì có thể gây gánh nặng cho phổi gây phù phổi

- Với trẻ bị sốt không được truyền muối, đường vì tăng áp lực lên sọ, gây phù não

- Sốt do nhiễm trùng không nên truyền dịch vì dễ gây những biến chứng nặng nề.

- Với bệnh nhi viêm não viêm màng não việc truyền dịch cần có chỉ định của bác sĩ.

- Thận trọng với bệnh nhân cao tuổi vì hoạt động của tĩnh mạch yếu hơn và huyết áp cao hơn.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật