Lao phổi - Có khó điều trị? Cùng tìm hiểu nhay nhe!

Lao là một bệnh nhiễm trùng, truyền nhiễm có tính chất xã hội. Bệnh gây nên bởi trực khuẩn Mycobacterium tuberculosis, bệnh thường gây tổn thương ở phổi.

Nguyên nhân và triệu chứng

Nguyên nhân chính gây bệnh lao phổi là do vi khuẩn lao người (Mycobacteria Tuberculosis Hominis) và vi khuẩn lao bò (M.bovis) vi khuẩn này lây sang người khi chúng ta uống sữa bò không tiệt trùng.

Có rất nhiều dấu hiệu để nhận biết bệnh lao phổi thường gặp như khạc đờm sốt, ra mồ hôi đau ngực khó thở chán ăn mệt mỏi có thể có ho ra máu Khi có những dấu hiệu trên, người bệnh cần đến cơ sở y tế chuyên khoa lao và bệnh phổi để khám và xét nghiệm.

Nếu được chẩn đoán mắc lao cần điều trị dứt điểm và thực hiện các biện pháp phòng tránh lây nhiễm cho người thân trong gia đình và cộng đồng theo hướng dẫn của bác sĩ.

Các xét nghiệm cần thiết

Bệnh nhân được chỉ định chụp X quang phổi; công thức máu máu lắng, đông máu cơ bản; AFB đờm 3 lần, mantoux; có thể làm PCR-BK đờm hoặc cấy MGIT đờm; nội soi phế quản cho những trường hợp không tìm thấy AFB đờm hoặc cần đánh giá tình trạng đường thở; chọc dịch, sinh thiết màng phổi cho những bệnh nhân có tràn dịch màng phổi; sinh thiết xuyên thành ngực dưới hướng dẫn của chụp cắt lớp vi tính cho những tổn thương dạng nốt, khối hoặc những bệnh nhân có tổn thương đông đặc phổi nhưng chưa có chẩn đoán qua những thăm dò nêu trên; Sinh hoá: glucose creatinin acid uric bilirubin, điện giải đồ (Na, Cl, K), ALT, AST).

Điều trị thế nào?

Điều trị nội khoa

Điều trị lao phổi nhằmchữa khỏi bệnh với ảnh hưởng tối thiểu đến cuộc sống bệnh nhân; phòng tử vong trong những trường hợp rất nặng; phòng phổi bị huỷ hoại thêm với các hậu quả kèm theo; tránh tái phát; tránh tạo ra vi khuẩn kháng thuốc và tránh lây lan cho gia đình bệnh nhân và cộng đồng.

Điều trị theo hoá trị liệu có kiểm soát theo phác đồ điều trị của Chương trình phòng chống lao quốc gia: 2S(E)HRZ/6HE; 2SHRZE/1HRZE/5R,H,E; 2RHZE/4RH; 2S(E)HRZ/4RH.

Điều trị các trường hợp đặc biệt

Phụ nữ có thai: Không dùng streptomycine vì có thể gây điếc cho bào thai.

Bệnh nhân bị suy giảm chức năng gan: Tránh dùng pyrazinamide. Dùng một trong các phác đồ sau: 2SHRE/6HR; 2SHE/10HE.

Bệnh nhân bị bệnh thận: dùng isoniazide, rifampicine và pyrazynamide.

Điều trị ngoại khoa

Chỉ định điều trị ngoại khoa cho những bệnh nhân không chịu cộng tác, vẫn tiếp tục làm lây lan trong cộng đồng; bệnh nhân lao kháng thuốc; bệnh nhân tuy đã khỏi lao nhưng thường xuyên ho máu nặng do hang lao mở hay do giãn phế quản hay do bội nhiễm nấm Asspergillus trên một hang lao hở; cắt hạch trung thất trên chèn ép vào khí quản, phế quản...; cắt bỏ ổ mủ MF đã điều trị nội khoa thất bại; khối u tròn chắc ở phổi chưa xác định được là u lao hoặc ung thư tốt nhất là cắt bỏ.

Theo dõi và tái khám

Làm xét nghiệm chức năng gan thận trước khi dùng thuốc chống lao và sau 1 tuần dùng thuốc chống lao, sau đó làm lại mỗi hai tuần khi điều trị tấn công và 1 tháng khi điều trị củng cố.

Làm xét nghiệm AFB đờm sau mỗi 2 tuần cho đến khi âm tính với những trường hợp có AFB đờm dương tính.

Chụp lại Xquang phổi sau dùng thuốc chống lao 1 tuần và sau đó mỗi 2 tháng.

Làm sao phòng bệnh?

Người bệnh cần mang khẩu trang khi tiếp xúc với người khác, người chăm sóc cũng cần chú ý đeo khẩu trang khi chăm sóc người bệnh.

Người bệnh không được khạc nhổ bừa bãi, mà cần phải có ống nhổ riêng, đờm khạc ra phải được đậy kín và đem tiêu hủy, tránh để bừa bãi, có thể phát tán mầm bệnh

Không sử dụng chung đồ vật, quần áo, chăn màn, không ngủ chung mà nên sắp xếp ngủ riêng, có phòng riêng. Đồ dùng của người bệnh như quần áo, chăn màn... tốt nhất hãy luộc sôi để diệt vi khuẩn lao trước khi giặt.

Thường xuyên vệ sinh nhà cửa thoáng mát sạch sẽ, lau sạch nhà cửa với các hóa chất khử trùng như Cloramin B.

Quan trọng nhất trong phòng bệnh là điều trị khỏi hẳn nguồn lây, muốn vậy người bệnh phải kiên trì uống thuốc đúng thuốc đúng liều, và đủ thời gian theo quy định.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật