Loãng xương do dùng thuốc, bạn nên hết sức cẩn trọng

Ở xương luôn xảy ra hai quá trình đồng thời, đó là quá trình huỷ xương và quá trình tạo xương. Ở người cao tuổi, đặc biệt ở phụ nữ sau mãn kinh hoặc do dùng một số dược phẩm, làm cho tăng quá trình hủy xương và giảm quá trình tạo xương xảy ra đồng thời, đưa đến loãng xương.

Một số dược phẩm khi dùng kéo dài có thể gây ra loãng xương:

- Trước hết là các thuốc chống viêm glucocorticoid (thường được gọi tắt là corticoid). Đó là các thuốc có tác dụng tốt trị các bệnh lý liên quan đến viêm mạn tính như hen suyễn viêm xương khớp viêm đa khớp dạng thấp hay liên quan đến các bệnh tự miễn như Lupus, vẩy nến, chàm... Có thể kể các thuốc  như: hydrocortizol, prednisolon,



dexamethazon, triamcinilon, betamethazol... Dùng glucocorticoid lâu ngày có thể bị loãng xươngthuốc loại này làm tăng đào thải canxi qua nước tiểu (thiếu canxi sẽ làm giảm quá trình tạo xương), ngoài ra thuốc còn làm thoái hoá protein (tức cũng làm mất một chất cơ bản của xương).

- Kế đến là các thuốc chống động kinh: phenobarbital phenitoin, carbamazepin...  dùng lâu ngày sẽ làm tăng nguy cơ bị loãng xương do các thuốc này có tác dụng gây cảm ứng enzym chuyển hoá thuốc ở gan (gọi chung là cytochrom P450) làm cho hệ enzym chuyển hoá thuốc hoạt động mạnh hơn trong cơ thể,  làm cho bất cứ thuốc nào dùng sẽ bị chuyển hoá ở gan để không còn hoạt tính (nhưng có khi lại tăng độc tính). Không những thế, chính các chất có trong cơ thể có khi lại bị chuyển hoá ở gan để trở thành chất khác. Ví dụ như vitamin D bị chuyển hoá ở gan trở thành chất không còn tác dụng của vitamin Tóm lại, các thuốc chống động kinh dùng lâu ngày sẽ gây cảm ứng tức làm cho các enzym chuyển hoá thuốc hoạt động mạnh lên, làm cho vitamin D có trong cơ thể mất tác dụng, không còn chuyển hoá tốt canxi để tạo xương. Vì thế, dùng thuốc chống động kinh lâu ngày tăng nguy cơ loãng xương.

- Các thuốc ức chế miễn dịch như cyclosporin tacrolimus (thường dùng để ngăn sự thải ghép như ghép tuỷ, ghép thận) dùng lâu ngày cũng có thể gây loãng xương.

- Thuốc lá không phải là dược phẩm nhưng có chứa chất có tác dụng dược lý là nicotin. Nicotin gây độc cho tế bào tạo xương (osteolastes), tăng sự chuyển hoá estrogen Vì vậy phụ nữ hút thuốc lá lâu ngày sẽ bị mãn kinh sớm, dễ bị loãng xương.

Biết được tác dụng phụ của một số dược phẩm (như nêu trên) có thể gây ra hoặc làm tăng nguy cơ loãng xương, vì vậy nên thận trọng trong sử dụng các thuốc này. Không dùng thuốc tuỳ tiện, bừa bãi chính là đã đề phòng và chống các tác dụng phụ nguy hiểm của thuốc, trong đó có tác dụng gây loãng xương. Riêng đối với phụ nữ ngoài việc thận trọng trong sử dụng thuốc cần phòng ngừa loãng xương từ thời còn trẻ chứ không đợi đến tuổi sắp mãn kinh bằng cách có chế độ dinh dưỡng giàu canxi thực phẩm giàu canxi Bổ sung đầy đủ canxi qua chế độ ăn uống tăng cường vận động, thận trọng trong sử dụng thuốc là biện pháp đơn giản phòng ngừa loãng xương. 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật