Mất ngủ, chuột rút, tê tay - Cảnh báo cơ quan đang bị độc tố tích tụ

Mỗi bộ phận trong cơ thể sẽ có một khoảng thời gian phù hợp nhất dành cho việc đào thải độc tố. Vậy bạn đã nắm rõ những khung giờ này chưa? Hãy tham khảo những thông tin sau nhé.

Dấu hiệu nhiễm độc ứng với mỗi cơ quan trong cơ thể

• Khi gan gặp vấn đề, bạn sẽ dễ bị đau nửa đầu, hay đau bụng dễ bị chuột rút khi ngủ tối

• Khi thận gặp vấn đề kinh nguyệt sẽ rối loạn, giọng khàn đặc, người hay mệt mỏi

• Khi tim gặp vấn đề, bạn sẽ thường xuyên bị mất ngủ tim đập nhanh tức ngực

• Khi phổi gặp vấn đề, bạn sẽ dễ bị táo bón da dẻ u ám

Vậy chúng ta cần làm thế nào để đào thải độc tố ra khỏi cơ thể?

Hiểu rõ thời gian thải độc của các bộ phận trong cơ thể

1. Từ 7-9 giờ tối là thời gian thải độc màng tim Khoảng thời gian này là cực thịnh của tuần hoàn máu, có thể thông qua mát xa ngoài tim và vùng nách để hỗ trợ thải độc, giúp tăng khả năng cung cấp máu cho tim và tuần hoàn máu đến não

2. Từ 9-11 giờ tối là thời gian bài độc của hệ thống miễn dịch (lympha), thời điểm này nên ở những nơi yên tĩnh hoặc nghe nhạc.

3. Từ 11 giờ đêm – 1 giờ sáng là thời điểm detox thải độc gan. Cần ngủ sớm để gan được nghỉ ngơi

4. Từ 1-3 giờ sáng là thời điểm bài độc của mật. Việc thải độc này cần được thực hiện khi đang ngủ say.

5. Từ 3-5 giờ sáng là thời điểm bài độc của phổi. Đây là thời điểm người bị ho sẽ ho dữ dội nhất, tuy nhiên không nên uống thuốc ho lúc này để tránh ảnh hưởng đến quá trình bài độc.

6. Từ 5-7 giờ sáng là thời điểm thải độc của đại tràng Tốt nhất nên đại tiện vào khoảng thời gian này.

7. Từ 7-9 giờ sáng là thời điểm ruột non hấp thu lượng lớn dưỡng chất vì thế không nên bỏ qua bữa sáng. Người bệnh nên ăn sáng lúc sớm trước 6:30 sáng, người khỏe mạnh thì nên ăn trước 7:30. Người thường xuyên không ăn sáng nên thay đổi thói quen này, cho dù là ăn muộn lúc 9-10 giờ thì cũng vẫn nên ăn.

8. Từ nửa đêm đến đến 4 giờ sáng là thời điểm tụy tạo máu vì thế phải ngủ sâu giấc, không nên thức đêm!

Thải độc cho cơ thể bằng thói quen ăn uống và chế độ sinh hoạt

Thải độc thận

Đồ ăn giúp thải độc cho thận: Bí xanh. Bí xanh có hàm lượng nước cao, ăn vào sẽ kích thích thận bài tiết nước tiểu từ đó dẫn các chất độc thải ra ngoài. Tuy nhiên nên lưu ý không nên nấu bí mặn để tránh hại thận

Thải độc gan

Ăn thực phẩm có màu xanh: giúp thông khí trong gan có tác dụng thông gan, giải tỏa ưu tư, phiền muộn, là thực phẩm giúp giải độc gan.

Chuyên gia đông y khuyên dùng quýt hoặc chanh vỏ xanh chế biến thành nước quýt hoặc nước chanh tươi (dùng cả vỏ) sau đó uống trực tiếp sẽ rất tốt.

Ngoài ra cũng nên bổ sung kỳ tử để tăng chức năng gan: ngoài tác dụng giải độc, còn giúp nâng cao khả năng phòng chống độc của gan.

Thải độc tim

Ăn thực phẩm có vị đắng để thải độc: thực phẩm được đề cao khi giải độc cho tim là tâm sen Tâm sen có vị đắng giúp làm tiêu tan lửa trong tim, mặc dù nó có tính hàn nhưng không làm ảnh hưởng đến dương khí trong cơ thể

Thải độc cho phổi

Theo đông y, đại tràng và phổi có quan hệ mật thiết với nhau, mức độ bài độc của phổi phụ thuộc vào mức độ thông suốt của đại tràng. Củ cải giúp nhuận tràng nên được đánh giá là thực phẩm hiệu quả để thải độc phổi.

Ngoài ra nấm bách hợp là thức ăn bổ dưỡng của phổi, giúp phổi chống lại được độc tố nhưng không nên dùng trong thời gian dài vì bách hợp dùng lâu sẽ giảm chất nhờn, làm giảm khả năng kháng độc.

Một cơ thể muốn được khỏe mạnh, bệnh cạnh việc duy trì chế độ ăn uống sinh hoạt điều độ, điều tiên quyết cần được thải độc (detox) đúng khoa học để tống đẩy độc tố ra khỏi cơ thể kịp thời, an toàn và khoa học.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật