Một số lưu ý khi dùng colchicin trong điều trị bệnh gút
Trong điều trị gút Colchicin là thuốc được chọn dùng để làm giảm đau trong các đợt gút cấp và dùng để chẩn đoán viêm khớp do gút (nếu có đáp ứng với trị liệu bằng colchicin thì chứng tỏ là có tinh thể urat vì tinh thể này khó bị phát hiện, nhất là khi chỉ bị ở các khớp nhỏ), phòng tái phát viêm khớp do gút và điều trị dài ngày bệnh gút Thuốc còn được dùng phối hợp với probenecid để tăng khả năng dự phòng.
Khi dùng để điều trị gút, liều lượng, cách dùng và thời gian dùng thuốc cần theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Không được dùng thuốc cho người mang thai người bệnh suy gan thận nặng, người có nguy cơ bị glôcôm góc hẹp bị bí tiểu Đối với người mắc bệnh tim bệnh gan thận hay bệnh tiêu hóa bệnh nhân cao tuổi bị suy nhược dễ bị ngộ độc do tích tụ thuốc.
Không được tiêm colchicin vào cơ thể theo đường dưới da hay tiêm bắp vì sẽ gây đau nhiều ở chỗ tiêm. Colchicin được đào thải qua sữa mẹ Người ta chưa thấy trẻ bị ngộ độc qua đường sữa nhưng người mẹ có thể tránh làm nồng độ thuốc cao trong sữa bằng cách uống thuốc vào buổi tối trước khi ngủ và cho con bú sau 8 giờ.
Tác dụng phụ thường gặp nhất khi uống colchicin là buồn nôn nôn đau bụng và tiêu chảy Với liều cao gây tiêu chảy nặng chảy máu dạ dày - ruột, nổi ban, tổn thương thận. Cần ngừng dùng colchicin nếu có các triệu chứng rối loạn tiêu hóa trên vì đó là các dấu hiệu báo động sớm về khả năng có thể sẽ bị ngộ độc nặng hơn.
Trị liệu chỉ được tiếp tục khi hết các triệu chứng trên và thường sau 24 - 48 giờ. Có thể dùng các thuốc chống tiêu chảy hay thuốc làm chậm nhu động ruột để điều trị tiêu chảy do colchicin gây ra. Khi điều trị dài ngày, cần theo dõi đều đặn xem người bệnh có bị tác dụng phụ của thuốc hay không, kiểm tra đều đặn các tế bào máu, công thức bạch cầu Khi có các tác dụng phụ thì phải hiểu đó là dấu hiệu đầu tiên của ngộ độc. Nên ngừng dùng colchicin hoặc phải giảm liều.
Ngoài các tác dụng phụ trên thuốc có thể gây viêm thần kinh ngoại biên rụng tóc rối loạn về máu (trị liệu dài ngày), giảm tinh trùng (hồi phục được), tuy nhiên những tác dụng phụ này ít gặp hơn.
- Cảnh báo: Sức khỏe nguy hại vì dị vật "ở lại" trong... (Chủ nhật, 15:00:04 02/08/2020)
- Cảnh báo: Hãy bảo vệ thận của bạn khi còn có thể! (Thứ bảy, 17:00:08 01/08/2020)
- Hết đau lưng trong 7 phút với 8 bài tập yoga đơn giản (Thứ năm, 16:16:09 09/07/2020)
- Người bị bệnh bạch hầu nên ăn và cần kiêng kỵ những món... (Thứ Ba, 00:17:06 07/07/2020)
- BS Đặng Phương Liên: Xử lý tình trạng bong da (Thứ tư, 14:10:07 27/02/2019)
- Phẫu thuật cắt bỏ phổi và những điều bạn nhất định... (Thứ tư, 14:05:07 27/02/2019)
- Rắn lục đuôi đỏ và cách phòng tránh hiệu quả nhất (Thứ tư, 08:55:06 27/02/2019)
- Tổng quan về sốc phản vệ mà không phải ai cũng biết (Thứ Ba, 16:15:09 26/02/2019)
- Cách xử lý vết thương do bị vật nhọn đâm hiệu quả nhất (Thứ Ba, 16:05:06 26/02/2019)
- Tụ cầu khuẩn: Hiểm họa trong mùa nóng nên đề phòng (Thứ Ba, 15:50:01 26/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:08 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:06 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:08 12/02/2023