Những điều bệnh nhân viêm loét dạ dày nên biết để sống khỏe

Bệnh loét dạ dày - tá tràng khá phổ biến trên thế giới và ở Việt Nam. Tỉ lệ bệnh ở các nước là 5-10% dân số và trong suốt đời người khả năng mắc bệnh là 10%. Bệnh loét tá tràng gặp nhiều gấp 4 lần loét dạ dày, nhưng loét tá tràng thường là loét lành tính, còn loét dạ dày một số trường hợp diễn biến ác tính.

Việc điều trị bệnh loét dạ dày - tá tràng đã có những thay đổi lớn trong 3 thập niên trở lại đây với việc phát triển các thuốc chống loét thế hệ mới từ thập niên 1970, việc phát hiện và xác định vai trò gây bệnh loét của vi khuẩn Helicobacter pylori từ thập niên 1980 đã làm cho cơ chế sinh bệnh loét được sáng tỏ hơn. Ngày nay, điều trị bệnh loét dạ dày  - tá tràng bằng thuốc là chủ yếu đã cho kết quả tốt trong việc làm lành ổ loét.

Nguyên tắc điều trị

Điều trị dựa trên cơ chế sinh lý bệnh của bệnh loét, có thể chia thành 3 nhóm gây loét: Do sự tăng acid chlohydric và pepsin; Do sự suy yếu của các yếu tố bảo vệ niêm mạc; Do tác động gây viêm loét của vi khuẩn HP. Nguyên tắc điều trị được đặt ra là:

Làm giảm acid pepsin ở dịch vị bằng các thuốc ức chế bài tiết hoặc các thuốc trung hòa acid.

Tăng cường các yếu tố bảo vệ niêm mạc bằng các thuốc tạo màng che phủ, băng bó ổ loét, kích thích sự tái sinh của tế bào niêm mạc dạ dày kích thích bài tiết chất nhầy và prostaglandin

Diệt trừ HP bằng các thuốc kháng sinh hoặc một số thuốc khác như metronidazol, bismuth.

Điều trị hỗ trợ, nâng đỡ sức khỏe bệnh nhân theo quan điểm điều trị toàn diện trong đó có chế độ ăn

Chế độ ăn trong viêm loét dạ dày - tá tràng

Chế độ ăn trong bệnh nhằm nương nhẹ chức năng dạ dày làm giảm tiết dịch vị giảm kích thích, để vết thương chóng lành và giảm đau

Nguyên tắc là dùng thức ăn giảm tiết dịch vị: chất ngọt, chất béo ít gây tiết dịch vị. Thịt nạc, cá nạc gây tiết nhiều dịch vị cho nên không ăn quá nhiều thịt, cá, nước dùng thịt.

Dùng thức ăn có tính chất bọc, hút, thấm niêm mạc dạ dày: gạo tẻ, bánh mỳ.

Dùng thức ăn phải mềm, ít có tác dụng cơ giới bằng cách hạn chế thực phẩm có nhiều sợi xơ, chế biến thức ăn mềm, nhừ. Không nên để thức ăn nóng quá hay lạnh quá.

Thức ăn ít có tác dụng kích thích dạ dày Cần ăn nhiều bữa nhỏ, có thể ăn thêm các bữa phụ vào lúc 10 giờ, 15 giờ và 22 giờ. Sau khi ăn xong cần có chế độ nghỉ ngơi.

Những thức ăn nên dùng: cháo, cơm, bánh mỳ, các loại rau xanh nhiều lá như ngót, muống, cải… luộc chín hoặc nấu nhừ, thịt nạc, cá hấp, luộc sữa quả chín ngọt, rau nên luộc hoặc nấu canh, đường, bánh, mứt mật ong thức uống: nước lọc, nước chè xanh (khi chế biến nên hấp, luộc, hạn chế các món rán, xào, sốt).

Thức ăn không nên dùng: bún, dưa, cà, hành muối, các loại thức ăn nguội. Không nên dùng các thức ăn chua: quả chua sữa chua chuối tiêu. Các loại gia vị, nước sốt đậm đặc. Bỏ hẳn rượu thuốc lá

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật