Phòng bệnh tay chân miệng khi hạn hán, lũ lụt, xâm nhập mặn
Hạn hán, lũ lụt và xâm nhập mặn gây ra tình trạng thiếu nước sạch, an toàn, người dân phải sử dụng nước bị nhiễm bẩn để ăn uống và sinh hoạt. Điều này là nguy cơ làm tăng sự xuất hiện của các bệnh lây truyền qua tiếp xúc và tiêu hóa trong đó có bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng là gi?
Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, do vi rút đường ruột gây ra, dễ lan thành dịch, hiện chưa có vắc xin phòng ngừa và thuốc chữa bệnh đặc hiệu.
Bệnh tay chân miệng lành tính nhưng nguy hiểm
- Lành tính: bệnh thường nhẹ, phần lớn người bệnh hồi phục từ 7 - 10 ngày mà không cần chăm sóc y tế. Nếu được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời, dù có biểu hiện nặng cũng có thể cứu được và không để lại di chứng nặng nề.
- Nguy hiểm: nếu không được phát hiện và chăm sóc đúng cách, các dấu hiệu bệnh sẽ chuyển nặng hơn, người bệnh có thể tử vong Phụ nữ mang thai mắc bệnh có thể gây nguy hiểm cho sự phát triển của thai.
Đường lây truyền
Bệnh lây từ người sang người qua đường ăn uống hoặc qua tiếp xúc với nước bọt dịch tiết mũi họng, các bọng nước vỡ, phân của người bệnh.
Lứa tuổi dễ mắc bệnh
- Ai cũng có thể mắc nhưng bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt tập trung ở nhóm trẻ dưới 3 tuổi vì khả năng đề kháng và miễn dịch ở lứa tuổi này yếu hơn người lớn.
- Phụ nữ mang thai cũng có khả năng lây nhiễm cao và truyền bệnh sang con trong thời gian mang thai hoặc trong khi sinh.
Biểu hiện của bệnh
Trẻ sốt nhẹ đau họng đau miệng chảy nước miếng chán ăn
Xuất hiện các vết loét ở vòm miệng môi trong, lợi, lưỡi; vết phát ban dạng phỏng nước, hoặc vết nổi cộm trên da ở lòng bàn tay lòng bàn chân, đầu gối, mông của trẻ.
Phòng bệnh tay chân miệng khi hạn hán, lũ lụt, xâm nhập mặn
Biểu hiện nặng của bệnh
- Trẻ sốt trên 39 độ C, bứt rứt khó ngủ quấy khóc hoặc ngủ li bì, thỉnh thoảng giật mình và giơ hai tay lên.
- Nặng hơn nữa, trẻ lừ đừ, run chân tay, trợn mắt rung giật cơ nhịp tim nhanh, thở nhanh, có thể dẫn đến viêm não viêm cơ tim phù phổi cấp, tử vong.
Những việc cần làm khi trẻ mắc bệnh
- Đưa trẻ đi khám ngay khi thấy trẻ có những dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh.
- Nếu trẻ được xác định mắc bệnh tay chân miệng cần thông báo cho địa phương và nhà trường nơi trẻ đang theo học để có biện pháp khử khuẩn môi trường xung quanh, hạn chế tối đa khả năng lây lan bệnh.
- Nếu trẻ mắc bệnh ở thể nhẹ, bác sĩ sẽ hướng dẫn chăm sóc và theo dõi trẻ tại nhà. Khi chăm sóc trẻ tại nhà, cần thực hiện:
Cho trẻ ở phòng riêng, cách ly với những trẻ khác trong gia đình
Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, tắm trẻ trong phòng kín gió bằng xà phòng sát khuẩn. Vệ sinh răng miệng, lưỡi cho trẻ hàng ngày. Với trẻ lớn, cho trẻ súc miệng bằng nước muối.
Cho trẻ ăn thức ăn nhẹ, dễ tiêu như cháo, súp; cho trẻ uống nhiều nước đặc biệt là nước hoa quả để bổ sung vitamin
Đưa trẻ đi khám lại theo hẹn của bác sĩ hoặc đi khám ngay nếu thấy trẻ có các dấu hiệu nặng để được chữa trị kịp thời.
Các biện pháp phòng bệnh
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn, trước khi cho trẻ ăn; sau khi đi vệ sinh, sau khi vệ sinh cho trẻ.
- Thực hiện ăn chín, uống chín; rửa sạch vật dụng ăn uống trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày.
- Không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống (cốc, bát, đĩa, thìa), đồ chơi chưa được khử trùng
- Lau sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hằng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.
- Bảo vệ nguồn nước, sử dụng nước sạch trong ăn uống và sinh hoạt. Phải xử lý nước nhiễm bẩn đúng cách trước khi sử dụng cho sinh hoạt trong trường hợp khẩn cấp (hạn hán, lũ lụt, xâm nhập mặn), không có nước sạch.
- Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh. Không đi tiêu bừa bãi, không sử dụng cầu tiêu ao cá. Thu gom, xử lý phân, chất thải của trẻ trước khi đổ vào nhà tiêu.
- Thường xuyên theo dõi sức khỏe của trẻ để phát hiện dấu hiệu bệnh, đưa trẻ đi khám, chữa bệnh kịp thời.
- Cách ly trẻ bị bệnh ít nhất là 10 ngày kể từ khi phát hiện dấu hiệu của bệnh, không cho trẻ có biểu hiện bệnh đến lớp và chơi với các trẻ khác.
- Cảnh báo: Sức khỏe nguy hại vì dị vật "ở lại" trong... (Chủ nhật, 15:00:09 02/08/2020)
- Cảnh báo: Hãy bảo vệ thận của bạn khi còn có thể! (Thứ bảy, 17:00:00 01/08/2020)
- Hết đau lưng trong 7 phút với 8 bài tập yoga đơn giản (Thứ năm, 16:16:03 09/07/2020)
- Người bị bệnh bạch hầu nên ăn và cần kiêng kỵ những món... (Thứ Ba, 00:17:06 07/07/2020)
- BS Đặng Phương Liên: Xử lý tình trạng bong da (Thứ tư, 14:10:02 27/02/2019)
- Phẫu thuật cắt bỏ phổi và những điều bạn nhất định... (Thứ tư, 14:05:08 27/02/2019)
- Rắn lục đuôi đỏ và cách phòng tránh hiệu quả nhất (Thứ tư, 08:55:07 27/02/2019)
- Tổng quan về sốc phản vệ mà không phải ai cũng biết (Thứ Ba, 16:15:03 26/02/2019)
- Cách xử lý vết thương do bị vật nhọn đâm hiệu quả nhất (Thứ Ba, 16:05:03 26/02/2019)
- Tụ cầu khuẩn: Hiểm họa trong mùa nóng nên đề phòng (Thứ Ba, 15:50:02 26/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:08 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:03 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:09 12/02/2023