Phòng bệnh viêm tuyến sữa sau sinh như thế nào cho hiệu quả nhất

Viêm tuyến sữa sau sinh là bệnh thường gặp, nhất là ở các sản phụ sinh con lần đầu. Bệnh xuất hiện vào khoảng 3 - 4 tuần đầu sau khi sản phụ cho con bú, nên mới có tên gọi là viêm tuyến sữa sau sinh. 

Nguyên nhân gây bệnh

Vi khuẩn gây bệnh viêm tuyến sữa sau sinh đa số là tụ cầu vàng và liên cầu. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là sữa tươi ngưng tụ, tiết sữa không thông. Những sản phụ khi sinh con lần đầu núm vú còn non nớt, lại thêm cho con bú lần đầu thường không đúng cách, khiến bé gây tổn thương da đầu núm vú, hình thành những vết nứt.

Đặc biệt, ở những sản phụ núm vú thụt vào hoặc bằng phẳng quá khiến bé bú khó khăn nên bé sẽ cắn mút đầu ti, hình thành nên những vết thương nhỏ và loét, dần dần dưới kích thích của bé khi bú, đầu vú của sản phụ sẽ nứt rộng hơn. Khi đầu vú đã nứt thì việc cho con bú sẽ gây đau đớn, sản phụ sẽ cho con bú không đều, thậm chí không cho bú nữa. Khi đó vi khuẩn bên ngoài sẽ xâm nhập vào tuyến sữa qua vết nứt của đầu vú và sinh sôi nhanh chóng dẫn đến viêm tuyến sữa

Biểu hiện của viêm tuyến sữa

Bệnh nhân cảm thấy ớn lạnh người nóng ran, bầu vú cứng lại, nổi lên từng cục hồng và gây đau đớn. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh sẽ tiến triển rất nhanh, đau đớn cục bộ, ấn nhẹ vào cũng đau giãy lên, sốt cao không hạ, dẫn tới mưng mủ cục bộ, thậm chí dẫn tới chứng bại huyết. Vì vậy, tích cực đề phòng và trị liệu bệnh này là một trong những nội dung quan trọng nhất của bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em sau sinh.

Điều trị viêm tuyến sữa

Cần điều trị càng sớm càng tốt, ngay từ khi mới cảm thấy có những dấu hiệu đầu tiên của bệnh. Khi cho con bú mà cảm thấy đau đầu vú, sau khi con bú hãy bôi thuốc kháng sinh dạng mỡ, dầu gan cá. Nếu đầu vú đã nứt, có thể tạm dừng cho bé bú trực tiếp mà hãy dùng dụng cụ hút sữa hút sữa ra cho bé bú, hoặc dùng núm trợ ti bằng silicon hoặc cao su có bán rất nhiều trên thị trường. Nếu đã viêm tuyến sữa cấp tính thì phải uống thuốc theo đơn của bác sĩ. Nếu đã mưng mủ thì bắt buộc phải đến các cơ sở y tế để rạch lấy hết mủ ra.

Làm gì để phòng ngừa viêm tuyến sữa?

Để phòng ngừa viêm tuyến sữa sau sinh, quan trọng nhất là phòng nứt đầu vú. Trong thời kỳ đầu mang thai nếu núm vú thụt vào hoặc bằng phẳng thì phải vê kéo dần ra ngoài hằng ngày nhất là từ khi mang thai ở tháng thứ 5, nên rửa sạch, sau đó bôi lên chút dầu ăn khiến lớp da đầu vú dày và vững hơn, khi sinh nở và cho con bú sẽ không bị nứt nữa. Tiếp đến, cần cho con bú đúng giờ, mỗi lần bú không quá dài, khoảng 10 - 15 phút là đủ, không để trẻ ngậm đầu ti ngủ. Mỗi lần cho bú phải bú hết sạch bên này rồi mới đổi sang bên kia, nếu bú không hết thì vắt ra ngoài. Lần kế tiếp cho bú thì lại bú bên kia trước, hết sạch rồi mới đổi sang bên này. Thay đổi kế tiếp như vậy để tránh việc sữa không được bú hết sẽ tích tụ lại.

Khi nhận thấy các triệu chứng của bệnh viêm tuyến sữa, cần đến thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để được tư vấn và điều trị thích hợp.

Một số bài thuốc chữa viêm tuyến sữa

Khoai lang trắng sống rửa sạch, gọt vỏ thái nhỏ, giã nát. Cũng có thể thêm rau diếp cá tươi lượng bằng nhau, giã nát, đắp vào chỗ viêm tuyến sữa. Đắp tới lúc nóng thì thay. Đắp liền vài ngày có thể khỏi. 

Với trường hợp lở loét vỡ lâu không lành, sữa không thông, mặt vàng, cơ thể gầy còm, tứ chi mất sức, có thể ăn một số thức ăn mát bổ thích hợp, như canh cá diếc, canh gan lợn, canh trứng, canh đậu phụ, sữa bò...

15g hạt quýt rang qua, 30g rượu đun ấm, uống. Dùng chữa nhọt vú mới phát.

50g rau kim châm khô hầm với 250g thịt lợn nạc Hoặc dùng 100g rau kim châm tươi nấu với 1 chiếc móng lợn, dùng chữa viêm tuyến sữa, sữa không xuống.

15 cái núm bí ngô, đốt lên, nghiền bột. Mỗi lần uống 2 cái, hòa rượu uống. 2 lần vào sớm và tối, dùng cho giai đoạn đầu nhọt vú.

15g hạnh đào nhục giã nát, 3g sơn tư cô nghiền bột, hòa đều. Hoặc dùng 250g bồ công anh tươi sắc nước uống. Dùng chữa giai đoạn thành mủ của nhọt vú.

100g lá kiều mạch tươi, mỗi ngày 1 thang, sắc nước uống.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật