Sỏi mật có nguy hiểm không - Biến chứng và cách dự phòng bệnh

Sỏi mật là bệnh lý đường tiêu hóa khá phổ biến, xảy ra khi có sự xuất hiện của các viên sỏi với nhiều màu sắc, kích thước khác nhau trong đường dẫn mật có liên quan đến sự bất thường của các thành phần trong dịch mật, đường mật bị nhiễm khuẩn hoặc ứ trệ dịch mật. Kích thước sỏi mật có thể nhỏ như hạt cát nhưng cũng có thể to như quả bóng golf.

Sỏi mật có nguy hiểm không - Biến chứng và cách dự phòng bệnh

Túi mật là cơ quan nhỏ nằm dưới gan có nhiệm vụ dự trữ dịch mật do gan sản xuất. Dịch mật có nhiệm vụ tiêu hóa thức ăn nhiều dầu mỡ. Đến bữa ăn, theo sự co bóp của ống dẫn mật và túi mật dịch được đưa xuống ruột non Khi sỏi có mặt trong đường dẫn mật, có thể gây ứ trệ dịch mật, gây viêm nhiễm đường mật và nhiều hệ lụy khác ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.

Dựa vào vị trí hình thành hoặc thành phần cấu tạo sỏi mật được phân chia thành nhiều loại khác nhau như: sỏi túi mật sỏi ống mật chủ sỏi gan, hoặc sỏi cholesterol sỏi bilirubin, sỏi sắc tố...

1. Nhận biết triệu chứng của sỏi mật

Sỏi túi mật

Đây là loại sỏi có thể có một thời gian dài yên lặng. Khi có biểu hiện lâm sàng triệu chứng chủ yếu là cơn đau quặn gan đau dữ dội vùng hạ sườn phải, lan ra sau lưng và lên vai phải, đôi khi đau lan sang cả vùng thượng vị làm dễ nhầm tưởng là đau dạ dày

Sỏi túi mật có nguy hiểm không?

Sỏi túi mật có nguy hiểm không?

Cơn đau quặn gan kéo dài trên 15 phút đến 3 – 4 giờ, nếu trên 6 giờ phải nghĩ đến có biến chứng. Nếu có hiện tượng tắc nghẽn thì túi mật ngày càng to dần lên, khi sờ vào có thể thấy túi mật căng phồng, ấn vào bệnh nhân rất đau, nếu không xử trí kịp thời có thể đưa đến viêm túi mật cấp tính, sẽ có sốt cao 39 – 40 độ C.

Sỏi đường mật

Đây là loại sỏi có biểu hiện lâm sàng rất đa dạng, đau thường là do sự di chuyển của sỏi túi mật và sỏi đường mật trong gan. Thông thường có 3 triệu chứng rất điển hình (gọi là tam chứng Charco) tuần tự xuất hiện: Đầu tiên là cơn đau quặn gan với biểu hiện như trên, sau đó xuất hiện sốt nóng và rét run. Cuối cùng là vàng da vàng mắt phân bạc màu, đi tiểu nước tiểu sẫm màu.

Ngoài những biểu hiện lâm sàng thì các xét nghiệm cận lâm sàng đặc biệt  siêu âm là xét nghiệm cơ bản không xâm nhập giúp phát hiện sỏi 70 – 80%, ngoài ra còn giúp phát hiện tổn thương đường mật, túi mật, tuỵ.

2. Những biến chứng có thể xảy ra

Viêm và nhiễm trùng đường mật túi mật cấp.

Hoại tử túi mật và thấm mật phúc mạc: Đây là biến chứng rất nguy hiểm phải can thiệp ngoại khoa và có thể để lại hậu quả nặng nề.

Rò túi mật đường mật vào ống tiêu hoá.

Ứ nước túi mật.

Xơ gan: Biến chứng này xảy ra do ứ mật lâu ngày kèm viêm nhiễm làm tổn thương nhu mô gan và thay thế bằng tổ chức xơ.

3. Làm gì khi nghi ngờ bị sỏi mật?

Làm gì khi nghi ngờ mắc bệnh sỏi mật?

Làm gì khi nghi ngờ mắc bệnh sỏi mật?

Phải đi khám ở cơ sở y tế có đủ điều kiện để xác định xem có bị sỏi mật hay không, đồng thời người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, không được chủ quan.

Điều trị sỏi mật bao gồm điều trị nguyên nhân là loại bỏ sỏi đồng thời điều trị triệu chứng và biến chứng nếu có.

Khi điều trị nội khoa có thể sử dụng các thuốc chống co thắt cơ trơn như atropin papaverin nospa, visceralgin... Các thuốc chống nhiễm trùng như nhóm aminoglycosid, nhóm quinolon... Nhóm thuốc làm tan sỏi như chenodex, ursolvan... Tuy nhiên khi dùng các thuốc này phải có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Khi điều trị nội khoa không có kết quả nên chuyển sang điều trị ngoại khoa với các kỹ thuật mới như tán sỏi qua da, lấy sỏi qua nội soi ngược dòng... đã mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh.

4. Dự phòng bệnh như thế nào?

Hạn chế ăn mỡ động vật, phủ tạng động vật, cẩn trọng khi dùng thuốc tránh thai

Ăn uống hợp vệ sinh, định kỳ 6 tháng tẩy giun một lần bằng các thuốc chống giun sán như Mebendazol hoặc albendazol

Tập thể dục liệu pháp, xoa nắn cơ thành bụng vùng túi mật, có thể sử dụng thuốc nhuận mật như chophytol Sorbitol

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật