Sốt xuất huyết nặng có tỷ lệ tử vong cao, bạn chớ nên chủ quan

Thực tế những bệnh nhân trẻ em cũng như người lớn bị tử vong do sốt xuất huyết thường rơi vào thể bệnh sốt xuất huyết nặng không được phát hiện hoặc phát hiện muộn và xử trí can thiệp điều trị không kịp thời, phù hợp. Hiện nay, bệnh sốt xuất huyết đang có xu hướng phát triển gia tăng ở một số địa phương, các cơ sở y tế cần quan tâm đến vấn đề này để hạn chế tử vong.

Đặc điểm sốt xuất huyết nặng

Sốt xuất huyết Dengue nặng xảy ra khi người bệnh có một trong các biểu hiện thoát huyết tương nặng dẫn đến tình trạng sốc giảm thể tích còn được gọi là sốc sốt xuất huyết, có hiện tượng ứ dịch ở khoang màng phổi và ổ bụng nhiều, xuất huyết nặng và suy tạng.

Sốc sốt xuất huyết biểu hiện sự suy tuần hoàn cấp tính thường xảy ra vào ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 của diễn biến bệnh lý với các triệu chứng như vật vã, bứt rứt hoặc li bì, lạnh đầu chi, da lạnh ẩm, mạch nhanh nhỏ huyết áp kẹt, hiệu số huyết áp tối đa và tối thiểu từ 20mmHg trở xuống hoặc tụt huyết áp hay không đo được huyết áp, đi tiểu ít Tình trạng sốc này được chia ra làm 2 mức độ để điều trị bù dịch gồm: Sốc sốt xuất huyết có dấu hiệu suy tuần hoàn, mạch nhanh nhỏ, huyết áp kẹt hoặc tụt, kèm theo các triệu chứng như da lạnh, ẩm, bứt rứt hoặc vật vã, li bì. Sốc sốt xuất huyết nặng có dấu hiệu sốc nặng, mạch nhỏ khó bắt, huyết áp không đo được. Chú ý trong quá trình diễn biến, bệnh có thể chuyển từ mức độ nhẹ sang mức độ nặng; vì vậy khi thăm khám cần phân độ lâm sàng để tiên lượng bệnh và có kế hoạch xử trí điều trị thích hợp.

Xuất huyết nặng biểu hiện triệu chứng chảy máu cam nặng rong kinh nặng xuất huyết trong cơ và phần mềm, xuất huyết đường tiêu hóanội tạng thường kèm theo tình trạng sốc nặng, giảm tiểu cầu thiếu ôxy mô tế bàotoan chuyển hóa có thể dẫn đến suy đa phủ tạng, đông máu nội mạch nặng. Xuất huyết nặng cũng có thể xảy ra ở người bệnh dùng các thuốc kháng viêm như aspirin (acetylsalicylic acid), ibuprofen hoặc dùng thuốc corticoide; có tiền sử loét dạ dày tá tràng viêm gan mạn tính.

Suy tạng nặng có biểu hiện tình trạng suy gan cấp tính với men gan AST (aspartate transaminase), ALT (alanin transaminase) từ 1.000U/L; suy thận cấp; rối loạn tri giác trong trường hợp sốt xuất huyết thể não; viêm cơ tim suy tim hoặc suy chức năng các cơ quan khác.

Điều trị sốc sốt xuất huyết

Khi bệnh nhân có biểu hiện bệnh nặng nhất thiết phải nhập viện để điều trị, đặc biệt nếu có sốc xuất huyết thì nhất thiết phải được điều trị tại khoa hồi sức tích cực. Tùy tình trạng sốc nặng hay nhẹ bác sĩ sẽ có chỉ định truyền dịch hay truyền máu khi cần.

Đối với sốc sốt xuất huyết: Cần chuẩn bị các loại dịch truyền như Ringer lactat, dung dịch mặn đẳng trương NaCl 0,9%, dung dịch cao phân tử dextran 40 hoặc 70, hydroxyethyl starch (HES). Phải thay thế nhanh chóng lượng huyết thanh mất đi bằng dung dịch Ringer lactat hoặc dung dịch NaCl 0,9% bằng truyền tĩnh mạch nhanh và đánh giá lại tình trạng người bệnh sau 1 giờ. Nếu sau 1 giờ người bệnh ra khỏi tình trạng sốc, huyết áp hết kẹt, mạch tay quay rõ và trở về bình thường, chân tay ấm nước tiểu nhiều hơn thì giảm tốc độ truyền. Nếu sau 1 giờ truyền dịch mà tình trạng sốc không cải thiện như mạch nhanh, huyết áp hạ hay kẹt, tiểu vẫn ít thì phải thay thế dịch truyền bằng dung dịch cao phân tử; Sau đó đánh giá lại để xử trí tiếp tục. Nếu tình trạng sốc được cải thiện, hematocrit giảm thì giảm tốc độ truyền và theo dõi tình trạng người bệnh, nếu ổn định thì chuyển truyền tĩnh mạch dung dịch điện giải. Nếu tình trạng sốc vẫn chưa được cải thiện thì đo áp lực tĩnh mạch trung ương để quyết định cách thức xử trí; khi sốc vẫn chưa cải thiện mà hematocrit giảm xuống nhanh thì cần phải thăm khám để phát hiện xuất huyết nội tạng và xem xét chỉ định truyền máu;

Đối với sốc sốt xuất huyết nặng: Khi người bệnh vào bệnh viện trong tình trạng sốc nặng với biểu hiện mạch tay quay không bắt được, huyết áp không đo được thì phải xử trí rất khẩn trương. Để người bệnh nằm đầu thấp, cho thở ôxy, truyền dịch.

Lưu ý khi truyền dịch: Phải ngừng truyền dịch tĩnh mạch khi huyết áp và mạch trở về bình thường, người bệnh đi tiểu nhiều; không cần thiết bù dịch nữa sau khi bệnh nhân đã hết sốc trong 24 giờ. Nếu huyết áp kẹt, nhất là sau một thời gian đã trở lại bình thường cần phân biệt các nguyên nhân hạ đường huyết tái sốc do không bù đắp đủ lượng dịch tiếp tục thoát mạch; xuất huyết nội, quá tải do truyền dịch hoặc do tái hấp thu. Khi điều trị sốc, cần phải chú ý đến điều chỉnh rối loạn điện giải và thăng bằng kiềm toan như hạ natri máu thường xảy ra ở hầu hết các trường hợp sốc nặng kéo dài và đôi khi có toan chuyển hóa; do đó cần phải xác định mức độ rối loạn điện giải và nếu có điều kiện thì đo các khí trong máu ở người bệnh sốc nặng và người bệnh sốc không đáp ứng nhanh chóng với điều trị.

Điều trị những biến chứng trầm trọng khác

Ngoài tình trạng sốc sốt xuất huyết có nguy cơ dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện, chẩn đoán và điều trị kịp thời, phù hợp đã được nêu ở trên; bệnh nhân cũng có thể tử vong do những biến chứng trầm trọng khác cần phải được xử trí can thiệp hiệu quả như xuất huyết nặng, suy tạng nặng, quá tải dịch, rối loạn tri giác và co giật do mắc thể não viêm cơ tim suy tim

Điều cần quan tâm

Trên lâm sàng bệnh sốt xuất huyết nặng thường có tỷ lệ tử vong Vì vậy, để giảm được nguy cơ tử vong, bệnh phải được phát hiện, chẩn đoán sớm và xử trí điều trị kịp thời, không nên để tình trạng quá muộn mới đến cơ sở y tế hay bệnh viện Lưu ý các dấu hiệu cảnh báo để phát hiện tình trạng nguy kịch nếu bệnh nhân được điều trị ngoại trú ở nhà hay tại trạm y tế cơ sở. Nếu bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện chỉ cho người bệnh xuất viện khi hết sốt được 2 ngày tinh thần tỉnh táo, mạch và huyết áp bình thường, số lượng tiểu cầu phải trên 50.000/mm3 máu. Đối với sốt xuất huyết cần có khẩu hiệu hành động là “không có sốt xuất huyết nặng, không có tử vong” .

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật