Thuốc chữa bệnh viêm nướu, nhiễm khuẩn răng miệng hiệu quả
Nên lấy cao răng định kỳ bao nhiêu lâu một lần?
Nguyệt san cũng là thủ phạm gây vấn đề răng miệng, bạn có biết?
Thuốc nào có thể dùng?
Căn cứ vào các loại vi khuẩn gây bệnh mà chúng ta có thể dùng các loại kháng sinh sau: amoxicillin phenoxymethylpenicillin, metronidazol, erythromycin Doxycyclin spiramycin. Trong đó, 3 thuốc amoxicillin, phenoxymethylpenicillin và doxycycline là những kháng sinh có phổ rất rộng, tức là có thể diệt được nhiều loại vi khuẩn cùng một lúc.
Amoxicillin và phenoxymethylpenicillin là hai kháng sinh thuộc nhóm beta lactam. Đây là dòng kháng sinh đa dụng và có hoạt tính diệt khuẩn tốt đồng thời cũng là dòng kháng sinh tương đối an toàn và ít có tác dụng phụ với người dùng. Hai kháng sinh này có tác dụng tiêu diệt với vi khuẩn tụ cầu, liên cầu.
Kháng sinh tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn gram (+) và các vi khuẩn tụ cầu liên cầu tương tự như amoxicillin là các kháng sinh spiramycin, erythromycin, doxycycline. Những kháng sinh này đều có khả năng tiêu diệt các vi khuẩn cư trú ở vùng răng miệng và hầu họng. Chúng có tác dụng điều trị và dự phòng các bệnh răng miệng
Trường hợp nếu người bệnh có nguy cơ dị ứng cao và bị dị ứng với các kháng sinh dòng beta lactam thì chúng ta có thể dùng kháng sinh dòng doxycycline. Doxycycline là một kháng sinh thuộc nhóm tetracyclin nên có sức mạnh tiêu diệt được cả vi khuẩn gram (-) và gram (+). Nó hết sức nhạy cảm với vi khuẩn kỵ khí và vi khuẩn đường ruột nên khá hữu dụng để điều trị bệnh nhiễm trùng răng miệng.
Thuộc nhóm tetracyclin nhưng doxycycline có ưu điểm đặc biệt hơn là nó không gây nhiễm độc gan mạnh cho người dùng nên khá an toàn. Nó là kháng sinh được lựa chọn thay thế trong trường hợp người dùng bị dị ứng với amoxicillin. Điều lưu ý cực kỳ quan trọng ở đây chỉ là biến cố làm hỏng men răng ở những răng non, do đó không dùng thuốc với trẻ em
Nếu chúng ta không có hai kháng sinh trên thì việc dùng spiramycin và erythromycin thay thế là một biện pháp có thể chấp nhận được. Chỉ có hai lưu ý ở đây là không nên dùng erythromycin nếu như người bệnh đang bị tiền đình, người cao tuổi, người có vấn đề về thận. Người hay bị đầy bụng khó tiêu cũng không nên dùng kháng sinh này vì chúng gây trướng bụng vô cùng khó chịu. Nếu người bệnh là người hay bị kích ứng dạ dày hay buồn nôn cũng không nên dùng vì erythromycin có thể gây buồn nôn
Kháng sinh đáng lưu ý cuối cùng là metronidazol. Đây là kháng sinh có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn đường ruột và vi khuẩn kỵ khí đặc biệt mạnh. Thường thì người ta hay phối hợp metronidazol với spiramycin thành một loại biệt dược có tên là rodogyl. Loại thuốc này rất nổi tiếng và hay được dùng trong lâm sàng răng miệng.
Và những lưu ý
Trước khi dùng kháng sinh cần kiểm tra tình trạng nhiễm trùng răng miệng tại chỗ của người bệnh. Nếu như ổ nhiễm khuẩn có màng bao phủ, có mủ, có bọc thì điều tốt nhất bạn nên làm là chích ổ mủ đó ra và dẫn lưu chảy ra ngoài. Làm được điều này là bạn đã trực tiếp thải bỏ một lượng vô cùng lớn vi khuẩn gây nhiễm trùng tại chỗ. Sau đó chỉ cần dùng một đợt kháng sinh ngắn ngày là có thể lành bệnh.
Khi dùng các kháng sinh phổ rộng bạn cần lưu ý là nó làm giảm nồng độ thuốc tránh thai dạng viên uống dài ngày. Vì thế mà trong trường hợp dùng cả hai loại thuốc này, bạn cần dùng bao cao su tránh thai thêm 7 ngày kể từ khi dừng điều trị kháng sinh.
Khi dùng kháng sinh nhưng nếu thấy bệnh không tiến triển, răng vẫn đau như cũ, miệng lưỡi vẫn loét không liền nướu răng sưng phồng lên thì tốt nhất cần đến bác sĩ khám lại.
Không giống như nhiễm khuẩn nội tạng cần đòi hỏi dùng kháng sinh kéo dài, với nhiễm khuẩn răng miệng chúng ta chỉ cần dùng một liệu trình khoảng 5 ngày với các bệnh thông thường là đủ. Bạn hoàn toàn yên tâm là bệnh đã được điều trị đủ.
- Cảnh báo: Sức khỏe nguy hại vì dị vật "ở lại" trong... (Chủ nhật, 15:00:09 02/08/2020)
- Cảnh báo: Hãy bảo vệ thận của bạn khi còn có thể! (Thứ bảy, 17:00:01 01/08/2020)
- Hết đau lưng trong 7 phút với 8 bài tập yoga đơn giản (Thứ năm, 16:16:05 09/07/2020)
- Người bị bệnh bạch hầu nên ăn và cần kiêng kỵ những món... (Thứ Ba, 00:17:05 07/07/2020)
- BS Đặng Phương Liên: Xử lý tình trạng bong da (Thứ tư, 14:10:06 27/02/2019)
- Phẫu thuật cắt bỏ phổi và những điều bạn nhất định... (Thứ tư, 14:05:07 27/02/2019)
- Rắn lục đuôi đỏ và cách phòng tránh hiệu quả nhất (Thứ tư, 08:55:05 27/02/2019)
- Tổng quan về sốc phản vệ mà không phải ai cũng biết (Thứ Ba, 16:15:07 26/02/2019)
- Cách xử lý vết thương do bị vật nhọn đâm hiệu quả nhất (Thứ Ba, 16:05:09 26/02/2019)
- Tụ cầu khuẩn: Hiểm họa trong mùa nóng nên đề phòng (Thứ Ba, 15:50:06 26/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:06 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:04 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:04 12/02/2023