Bệnh đau mắt ở trẻ thường gặp mà các phụ huynh nên lưu ý

Bệnh đau mắt ở trẻ nhỏ là một mối quan tâm lớn của các bậc phụ huynh, bởi các bệnh về mắt có thể gặp ở hầu hết các đối tượng, nhưng chủ yếu gặp ở trẻ em, điển hình như chứng đau mắt đỏ, đau mắt trắng. Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ đề cập đến các bệnh đau mắt thường gặp ở trẻ em mà các bậc phụ huynh nên lưu ý.

Bệnh đau mắt ở trẻ thường gặp

1. Bệnh viêm kết mạc

Bệnh viêm kết mạc cấp hay còn gọi là đau Mắt đỏ Đây là tình trạng viêm lớp màng lót mặt trong mi mắt và bao phủ tròng trắng Có nhiều nguyên nhân gây bệnh như: Nhiễm trùng virus gió bụisức nóng dị ứng côn trùng... nhưng đáng chú ý nhất là do Adenovirus, bệnh rất dễ lây lan trong cộng đồng, thường phát triển thành dịch, thường vào thời điểm giao mùa  

Đau mắt đỏ là bệnh thường gặp vào thời điểm giao mùa

Đau mắt đỏ là bệnh thường gặp vào thời điểm giao mùa

Triệu chứng đau mắt đỏ:

+ Chảy nước mắt và tiết nhiều ghèn mắt khi ngủ dậy, khó mở mắt.

+ Lúc bệnh khởi đầu thường bị một mắt, vài ngày sau sang mắt thứ hai. Bệnh thường tự hết trong vòng 1 tuần và không để lại di chứng.

+ Một số trường hợp kèm theo xuất huyết gây đỏ mắt kéo dài, nếu nặng có thể mờ mắt, chảy nước mắt, sợ ánh sáng do tổn thương giác mạc

+ Hầu hết trẻ bị nhiễm Adenovirus có thể lây lan trong vòng bảy ngày, nên cần tránh tiếp xúc trực tiếp với người bệnh trong vòng một tuần đầu sau khi phát bệnh.

2. Đau mắt trắng

Một bệnh đau mắt ở trẻ mà cha mẹ không được bỏ qua là đau mắt trắng Đây là tình trạng kết mạc đột ngột đỏ thành từng đám và khu trú do mạch máu ở vùng tròng trắng mắt bị xuất huyết, đôi khi xuất huyết nhiều đội tròng trắng lên.

Đau mắt trắng là bệnh đau mắt ở trẻ nguy hiểm

Đau mắt trắng là bệnh đau mắt ở trẻ nguy hiểm

Triệu chứng:

+ Xuất hiện một đám đỏ ở vùng tròng trắng mắt, không đau nhức, không có ghèn dính mắt.

+ Chấn thương: Không nặng, nhưng có thể che lấp một tổn thương trầm trọng hơn. Do đó cần tìm kiếm vết thương xuyên thấu mắt hoặc dị vật.

Bệnh cần được chữa trị kịp thời nếu không sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: Đục thủy tinh thể ung thư võng mạc nhiễm ký sinh trùng

3. Viêm mủ nội nhãn

Viêm mủ nội nhãn là thuật ngữ chỉ tình trạng viêm dẫn đến phá hủy các thành phần ở trong mắt (tổ chức nội nhãn) như võng mạc dịch kính, hắc mạc… do các vi khuẩn nấm virus, ký sinh trùng… gây nên. Việc chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời là cơ hội tốt nhất để bảo tồn thị lực cho bệnh nhân. Nếu không thị lực bị giảm rất nhiều, mất chức năng, thậm chí teo nhãn cầu hoặc phải bỏ nhãn cầu.

Viêm mủ nội nhãn có thể do vi khuẩn gây nên

Viêm mủ nội nhãn có thể do vi khuẩn gây nên

Biểu hiện:

+ Có thể đau nhức mắt, thường đau tăng lên khi vận động nhãn cầu, giảm thị lực, chảy nước mắt đau đầu đỏ mắt, sợ ánh sáng.

+ Nếu viêm mủ nội nhãn do vi khuẩn thường biểu hiện rầm rộ của một tình trạng viêm cấp tính.

+ Bệnh nhân nhức mắt khó chịu, kích thích, đau tăng lên khi cử động mắt.

+ Người bệnh nhìn mờ nhiều, có thể chỉ còn nhận thức ánh sáng hoặc không; kèm theo dấu hiệu chói mắt cộm mắt, trẻ nhỏ thường lấy tay che mắt hoặc quay mặt vào chỗ tối.

+ Trường hợp viêm mủ nội nhãn do vi khuẩn có độc lực cao hoặc bệnh nhân đến muộn, bệnh có xu hướng trở thành viêm toàn bộ nhãn cầu (viêm toàn nhãn) – tức là viêm cả tổ chức quanh mắt.

Trên đây là những bệnh đau mắt ở trẻ thường gặp mà các bậc phụ huynh nên lưu ý. Nếu như có triệu chứng về mắt trên đây bạn nên đến cơ sở y tế để khám và được chẩn đoán để điều trị kịp thời.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật