Cảnh báo nguy cơ nhiễm độc amiăng trong gia đình bạn

Chưa bao giờ thông tin về nhiễm độc amiăng và các sản phẩm có nguy cơ chứa chất này lại khiến dư luận hoang mang lo lắng như thời gian gần đây.

Theo ước tính từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trên thế giới có khoảng 125 triệu người bị phơi nhiễm với amiăng và mỗi năm có ít nhất 107.000 người chết do ung thư phổi, ung thư trung biểu mô liên quan đến sử dụng các sản phẩm có chứa amiăng.

Thông tin bình giữ nhiệt chứa amiăng gây hoang mang

Gần đây, nhiều trang báo đưa tin về việc bình giữ nhiệt với nguồn gốc từ Trung Quốc có khả năng gây ngộ độc tới sức khỏe người dùng. Thông tin này khiến độc giả và những người đang sử dụng các sản phẩm bình giữ nhiệt thấy hoang mang lo lắng.

Theo thông tin từ các trang báo này, một báo cáo đầy đủ của Viện Nghiên cứu và kiểm định chất lượng sản phẩm tỉnh Giang Tô, Trung Quốc cho hay mặc dù các kim loại như măngan, nikel, crôm có trong lớp thép giữ nhiệt thường không gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Nhưng khi tiếp xúc với các dung dịch nóng có tính axít như trà, cà phê, các chất này sẽ rất dễ gây hại cho hệ hô hấp hệ tiêu hóa hệ thần kinh ảnh hưởng tới chức năng tim mạch tuyến giáp và về lâu dài có thể gây ngộ độc ung thư và tổn thương các cơ quan nội tạng

Amiăng là một chất gây ung thư ở người

Amiăng là si-li-cát kép của can-xi và ma-giê chứa SiO2 có trong tự nhiên. Amiăng có 2 nhóm: Amiăng trắng và Amiăng màu. Amiăng trắng có dạng xoắn và là loại duy nhất còn được tiêu thụ trên thị trường thương mại hiện nay. Amiăng màu có dạng thẳng hình kim đã bị cấm sử dụng ở nhiều nước trên thế giới và không còn lưu hành khoảng 20 năm nay.

Đến nay đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, ngay cả amiăng trắng cũng có hại cho sức khỏe con người. Từ năm 1973, sau hơn 40 năm nghiên cứu thử nghiệm, cơ quan Nghiên cứu ung thư Quốc tế đã có đủ bằng chứng để xếp tất cả các loại amiăng vào nhóm các chất gây ung thư ở người.

Amiăng là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh nguy hiểm

Amiăng là nguyên nhân gây ra 80% các trường hợp ung thư trung biểu mô ở người. Chất này xâm nhập vào cơ thể và gây hại chủ yếu qua đường hô hấp WHO cũng chỉ ra rằng amiăng là nguyên nhân gây ra các bệnh bụi phổi ung thư phổi thanh quảnthực quản ung thư trung biểu mô ác tính (màng bụng, màng tim màng thổi), mảng màng phổi, tràn dịch và dày màng phổi ung thư buồng trứng Thời gian ủ bệnh và thời gian phát tác khác nhau tùy từng điều kiện tiếp xúc, thời gian tiếp xúc và thể chất người bệnh.

Amiăng có mặt trong rất nhiều sản phẩm dân dụng

Theo thông tin từ Cục hóa chất – Bộ Công thương, amiăng được sử dụng ở Việt Nam từ năm 1963 và chủ yếu là amiăng trắng được dùng để sản xuất vật liệu xây dựng như tấm lợp fibro xi-măng, đường ống xây dựng, bể nước, thiết bị điện.

Cũng theo các nhà khoa học nghiên cứu về sức khỏe con người thì hàm lượng amiăng có mặt trong các sản phẩm tiêu dùng đang ngày càng gia tăng. Cụ thể, trong nhiều phân tích ở phòng thí nghiệm cho thấy amiăng được tìm thấy trong nhiều sản phẩm phổ biến như mỹ phẩm bột trẻ em sản phẩm vệ sinh phụ nữ găng tay phẫu thuật bao cao su thuốc viên và viên nang, bóng bay, bút chì màu…

Ngoài ra, amiăng cũng có mặt trong rất nhiều ngành khác như công nghiệp hàng không, đóng tàu, công nghiệp đóng tàu, sản phẩm chịu ma sát như vải sợi, áo chống nhiệt, má phanh, miếng đệm.

Bên cạnh amiăng, chúng ta còn phải đối mặt với nhiều nguy cơ nhiễm độc chì thủy ngân từ những vật dụng gần gũi trong cuộc sống như sơn bả tường hay đồ dùng gia dụng, bát đĩa, xoong, chảo… Đặc biệt, với đối tượng là phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ thì việc nhiễm độc sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng hơn bình thường.

Cần chủ động bảo vệ sức khỏe khỏi những nguy cơ nhiễm độc hóa chất

<!--adspage12->

WHO đã khuyến cáo cách tốt nhất để phòng chống các bệnh do amiăng gây ra là không sử dụng tất cả các loại sản phẩm có chứa amiăng.

Bộ Y tế Việt Nam cũng đưa ra lời khuyên để người dân tự bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình:

- Nên tìm vật liệu thay thế nếu gia đình đang sử dụng vật liệu chứa amiăng.

- Tránh mọi hình thức phát tán, làm vỡ vật liệu chứa amiăng gây phát tán amiăng ra môi trường.

- Nếu sống gần các nhà máy sản xuất các vật liệu chứa amiăng và có nguy cơ tiếp xúc với amiăng, cần đi khám sức khỏe kĩ lưỡng và báo cho cơ quan chức năng khi có các biểu hiện bệnh đường hô hấp

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật