Điểm danh những điều bạn cần làm để có giấc ngủ ngon

Sức khỏe gặp trục trặc là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng lớn đến giấc ngủ của bạn, khiến bạn ngủ không ngon giấc. Để đối phó với những "kẻ thù âm thầm" đe dọa sức khỏe, bạn hãy tham khảo những điều dưới đây.

1. Độ tuổi 20 - 30

- Kiểm tra tuyến giáp của bạn

Các bà mẹ mới sinh thường đổ lỗi cho việc mình bị mất ngủsuy giảm trí nhớ là do phải chăm con nhiều, nhất là vào ban đêm. Nhưng theo bác sĩ sản phụ khoa Laura Corio, bác sĩ tại Trung tâm Y tế Sinai (Mỹ) thì 'thủ phạm' thực sự có thể gây ra tình trạng này là do viêm tuyến giáp sau sinh. Triệu chứng này có thể gặp ở 5 - 10% phụ nữ sau sinh.

Thông thường, nó bắt đầu với triệu chứng cường giáp nhẹ (tuyến giáp hoạt động quá mức) và khiến bạn mất ngủ Sau một vài tháng, tình trạng này có thể chuyển sang suy giáp trong đó một thiếu hormon tuyến giáp sẽ làm chậm chức năng của cơ thể, khiến cho bạn cảm giác mệt mỏi liên tục. Nếu bạn quá mệt mỏi hoặc mất ngủ liên tục thì nên đi khám bác sĩ để được kiểm tra tuyến giáp

- Tránh những cơn trầm cảm

Những người bị trầm cảm thường có nguy cơ ảnh hưởng giấc ngủ cao gấp đôi người khác. Đó là bởi vì trạng thái trầm cảm đã khiến họ ngủ không ngon giấc, hơn nữa, một số loại thuốc chống trầm cảm họ sử dụng cũng có thể có tác dụng phụ liên quan đến giấc ngủ, ví dụ như mất ngủ.

Donna Arand, tiến sĩ, giám đốc lâm sàng của Trung tâm Rối loạn giấc ngủ Kettering ở Dayton, Ohio (Nhật Bản) và là người phát ngôn viên của Viện Hàn lâm Y học giấc ngủ Mỹ, khuyến cáo cần điều trị 2 lần cho tình trạng mất ngủ do trầm cảm, bao gồm liệu pháp cho nhận thức hành vi để tránh mất ngủ và điều chỉnh thuốc cho thích hợp để giảm trầm cảm.

2. Độ tuổi 40

- Chú ý khi bạn đi tiểu vào ban đêm

Nếu bạn có xu hướng thức dậy để đi tiểu rất nhiều lần trong đêm hơn trước đây khiến cho giấc ngủ của bạn bị cản trở thì đừng cho rằng đó là một dấu hiệu của sự lão hóa bởi bạn thực sự có thể bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI).

'Giảm nồng độ estrogen ở độ tuổi 40 có thể dẫn đến tình trạng mỏng niêm mạc âm đạo và bàng quang Điều này làm cho người phụ nữ ở độ tuổi này dễ bị nhiễm trùng', tiến sĩ Corio nói. Tiến sĩ Corio còn cho biết thêm rằng phụ nữ ở độ tuổi 40 thường có hoạt động tình dục liên tục nên càng dễ dẫn đến nhiễm trùng đường tiểu hơn. Nếu thấy tình trạng này bất thường, hãy nói chuyện với bác sĩ.

- Tập thể dục để ngủ ngon

Giai đoạn ngủ sâu, phục hồi bị giảm khi bạn bước sang độ những năm cuối của tuổi 40. Vì vậy mà bạn thường thức giấc vào ban đêm thường xuyên hơn. 'Bạn có thể khắc phục tình trạng này bằng cách tập thể dục hàng ngày. Cơ bắp và các mô của bạn sẽ được sửa chữa trong giai đoạn ngủ sâu, vì vậy bạn càng cần khắc phục chất lượng giấc ngủ của mình', tiến sĩ Arand giải thích.

Theo Wilfred R. Pigeon, tiến sĩ, gám đốc của Phòng nghiên cứu lý học thần kinh tại Đại học Trung tâm Y tế Rochester (Mỹ) thì tập thể dục 30 phút/ngày là thích hợp nhất để cải thiện giấc ngủ của bạn.

3. Độ tuổi 50:

- Chú ý các loại thuốc bạn dùng

Một số loại thuốc theo toa bạn dùng ở độ tuổi này cho bệnh cao huyết ápcholesterol có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn thuốc lợi tiểu (dùng để điều trị tăng huyết áp) cũng có thể khiến bạn mất ngủ vì thường xuyên phải dậy đi vệ sinh vào ban đêm, Annabelle Volgman, giáo sư, bác sĩ tim mạch và là giám đốc y tế của Trung tâm tim mạch cho phụ nữ tại Trung tâm Y tế Đại học Rush ở Chicago cho biết.

Vì vậy, để tránh mất ngủ ở độ tuổi này, bạn cần chú ý tới các loại thuốc mình dùng và nên tham khảo ý kiến bác sĩ để hạn chế tác dụng phụ của nó. Ngoài ra, bạn cũng nên dùng thuốc vào buổi sáng thay vì buổi tối để tránh ảnh hưởng giấc ngủ vào ban đêm.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật