Khắc phục hiệu quả chứng mất ngủ ở bà bầu - Mách nhỏ cho các mẹ

Rối loạn giấc ngủ, khó ngủ, thậm chí mất ngủ là hiện tượng rất hay gặp ở bà bầu, nhất là trong giai đoạn cuối thai kỳ.

Bà bầu thường gặp phải tình trạng thiếu máu do thiếu sắt Để điều trị cháu nên bổ sung thêm những thực phẩm giàu sắt như rau xanh, thịt trứng ngũ cốc các loại đậu đỗ trứng sữa… hoặc uống viên sắt theo chỉ định của bác sĩ.

Rối loạn giấc ngủ khó ngủ thậm chí mất ngủ là hiện tượng hay gặp ở bà bầu, nhất là trong giai đoạn cuối thai kỳ Những nguyên nhân có thể kể đến như:

Cảm giác khó chịu khi bụng ngày càng to lên

Với những người vẫn quen nằm ngửa hay nằm sấp khi ngủ sẽ có cảm giác khó ngủ vì phải nằm nghiêng khi thai lớn. Ngoài ra, việc xoay trở mình cho đỡ mỏi giữa đêm cũng trở nên khó khăn hơn khi bụng đã nặng và to.

Để giảm sự khó chịu do tư thế: có thể tập nằm ngủ nghiêng, với chân hơi gập lại hoặc kê lên một cái gối. Tư thế này sẽ giúp cháu dễ chịu hơn khi bụng to.

Nằm nghiêng sang trái tốt hơn vì tử cung sẽ không đè lên gan như khi nằm ở bên phải. Ngủ nghiêng bên trái cũng gia tăng lượng máu chảy về tim di chuyển đến tử cung thai nhithận

Mắc tiểu liên tục

Vào 3 tháng cuối, tử cung to lên, chèn ép vào bàng quang khiến các bà bầu hay bị buồn tiểu. Thận cũng phải làm việc nhiều hơn để lọc lượng máu tăng lên so với khi chưa mang thai khiến nước tiểu bài tiết nhiều hơn.

Để giảm cảm giác mắc tiểu, nên uống nhiều nước vào ban ngày và hạn chế uống nước vào 1-2 giờ trước khi đi ngủ.

Tim đập nhanh hơn

Khi thai nhi hoạt động nhiều về đêm sẽ khiến tim đập nhanh hơn để tăng lượng máu bơm. Khi lượng máu đưa nhiều về tử cung tim lại phải làm việc tích cực hơn để đưa máu tới những bộ phận khác trong cơ thể.

Khó thở

Đó là do tử cung to lên, chèn ép vào cơ hoành nằm ngay dưới phổi. Khó thở khiến các bà bầu hay bị trằn trọc, mất ngủ.

Chuột rút và đau lưng

Những cơn đau đột ngột ở chân và mỏi lưng 1 phần do sự tăng cân Ngoài ra, lúc này cơ thể cũng sản xuất ra hóoc môn relaxin làm giãn các dây chằng trong cơ thể, khiến giữ thăng bằng kém và dễ bị đau lưng

Để khắc phục tình trạng này bà bầu hãy kéo giãn bắp chân bằng cách nhấc chân lên rồi nhẹ nhàng xoa bóp chân, đặt một chai nước nóng lên phần bị chuột rút Sau đó, có thể ngồi dậy và đi lại, vận động nhẹ nhàng.

Đầy hơi, ợ chua

Khi mang thai toàn bộ hệ tiêu hóa làm việc chậm lại, thức ăn ở lại trong dạ dày và ruột lâu hơn, gây đầy hơi, ợ chua và khó ngủ.

Tránh đầy hơi, ợ chua bằng cách chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, và ăn 4-5 lần/ ngày thay vì chỉ ăn 3 bữa/ ngày. Ăn tối ít nhất 3-4 giờ trước khi đi ngủ và tránh thức ăn nhiều gia vị.

Căng thẳng, lo lắng

Lo lắng về chuyện sinh đẻ, về em bé trong bụng cũng gây khó ngủ cho bà bầu.

Ngoài ra, các bà bầu nên tắm nước ấm trong 15 phút hoặc uống một ly sữa ấm, trà thảo dược cũng giúp dễ ngủ hơn.

Ban ngày vận động và tập thể dục sẽ tạo cho bà bầu cảm giác dễ chìm vào giấc ngủ Tuy nhiên, cần tập trước khi đi ngủ vài giờ. Nếu không, các chất endorphinadrenaline tiết ra khi tập có thể gây khó ngủ.

Thêm vào đó, bà bầu không nên xem TV và dùng điện thoại trước khi đi ngủ, nhưng có thể đọc 1 quyển sách nào đó; nên để nhiệt độ phòng mát mẻ và mặc quần áo rộng rãi để dễ ngủ hơn.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật