Mách mẹ 11 sai lầm khi pha sữa khiến trẻ chậm lớn, nhẹ cân

Ngoài sữa mẹ, nguồn dinh dưỡng từ các loại sữa bột đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Nhưng pha sữa như thế nào mới là đúng thì không phải mẹ nào cũng biết.

Pha sữa cho con rất cẩn thận nhưng đôi khi các mẹ vẫn làm sai cách khiến trẻ không hấp thu chất dinh dưỡng chậm lớn và nhẹ cân. Cho dù mẹ có để mắt và lựa chọn những nhãn sữa công thức tốt nhất thì cũng chưa thể bảo vệ bé một cách hoàn toàn khi ngay bản thân mình vẫn gặp những sai lầm nghiêm trọng trong quá trình pha sữa cho bé.

Không vệ sinh dụng cụ pha sữa cho bé

Cần phải vệ sinh sạch sẽ bình sữa, núm ty, và các dụng cụ pha sữa khác bằng nước ấm và nước rửa bình sữa chuyên dụng, vì nếu chỉ rửa bằng nước sẽ không hết được các cặn sữa bám trên thành bình. Và trước khi pha sữa phải tiệt trùng các dụng cụ pha sữa ấy bằng máy tiệt trùng bình sữa hoặc bằng cách luộc sôi khoảng 3-5 phút để bé không bị tấn công bởi các vi khuẩn gây bệnh.

Nên chọn bình sữa thủy tinh hoặc những loại bình nhựa cao cấp không chứa BPA để không gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Không vệ sinh tay sạch sẽ trước khi pha sữa

Sẽ không còn ý nghĩa gì khi mẹ vệ sinh sạch sẽ những dụng cụ pha sữa nhưng lại quên rửa tay. Vì trong những trường hợp này, bình sữa của bé vẫn có nguy cơ bị nhiễm khuẩn khi mẹ chạm vào. Vì vậy mẹ đừng quên khâu rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn với nước ăm trước khi pha sữa cho bé.

Tay ướt pha sữa cho trẻ

Nếu bạn vừa rửa tay, tráng bình, rót nước mà tay đang ướt, bạn cần phải lau khô rồi mới bắt đầu lấy sữa để pha. Bởi nếu tay ướt cầm vào muỗng đong, muỗng sẽ bị ướt và làm ẩm sữa. Sữa này sẽ mau vón cục, bị mốc, rất có hại cho sức khỏe của trẻ.

Dùng nước khoáng pha sữa cho bé

Về mặt lí thuyết thì nước tinh khiết và nước khoáng đóng chai đảm bảo độ “sạch” hơn nước sinh hoạt thường ngày nên nhiều mẹ nghĩ đun sôi nước khoáng tinh khiết đóng chai lên và để nguội xuống nhiệt độ thích hợp để pha sữa sẽ đảm bảo hơn cho bé.

Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, cha mẹ tuyệt đối không dùng nước khoáng pha sữa cho bé, vì trong sữa đã có đầy đủ chất dinh dưỡng dùng nước khoáng là thừa các chất khoáng trong cơ thể của trẻ. Thừa canxi có thể dẫn tới táo bón sỏi thận thận làm việc kém hiệu quả giảm hấp thu các chất khoảng khác như sắt, kẽm magie Thừa natri cơ thể sẽ mệt mỏi khát nước khô tế bào

Dùng nước khoáng pha sữa cho bé có thể tạo ra một số chất trung gian nguy hiểm, vì vậy tốt nhất mẹ chỉ nên dùng nước lọc đun sôi để nguội pha sữa cho con.

Pha bột bằng nước sôi

Sữa bột cho trẻ là sản phẩm đã được chế biến chín. Vì vậy, khi pha sữa cho trẻ, người lớn chỉ cần hoà sữa với nước ấm là sữa bột đã được hoà tan hoàn toàn.

Còn nếu dùng nước sôi pha sữa bột không những sữa pha bị vón cục mà các vitamin trong sữa còn bị phân huỷ do gặp nhiệt độ cao.

Bên cạnh đó, khi pha sữa bột bằng nước nóng sẽ làm bạn mất nhiều thời gian để chờ sữa nguội.

Không pha sữa theo đúng công thức

Có những mẹ thường có thói quen pha sữa loãng hơn hoặc đặc hơn so với định lượng chuẩn từ phía nhà sản xuất, như thế cũng không tốt cho trẻ nhỏ và nhất là trẻ sơ sinh Vì pha sữa loãng sẽ không cung cấp đủ dinh dưỡng và năng lượng làm bé chậm lớn va chậm tăng cân Còn pha đặc quá lại hại tới thận của bé, là nguyên nhân khiến bé bị táo bón khi dùng sữa.

Thử sữa lên mu bàn tay

Để thử độ ấm nóng vừa đủ của sữa, mẹ tuyệt đối đừng nên thử bằng miệng nếu không muốn lây cho con hàng tá vi khuẩn Thay vào đó, nhỏ vài giọt sữa lên mu bàn tay để kiểm tra nhiệt độ thích hợp của sữa khi cho con bú.

Đó là những điều cha mẹ cần hết sức lưu ý khi pha sữa cho con để bé được cung cấp dưỡng chất một cách khoa học nhất mà không bị ảnh hưởng đến các vấn đề về tiêu hóa về sức khỏe,…

Không pha sữa cho bé theo đúng hướng dẫn sử dụng

Mỗi loại sữa có những công thức pha sữa khác nhau. Bên cạnh vấn đề pha sữa cho bé đúng công thức thì pha sữa cho bé đúng theo hướng dẫn là rất quan trọng, có loại sữa cần cho nước vào trước rồi mới cho sữa vào nhưng có những loại thì phải ngược lại, có những loại pha sữa với nước ấm 40 độ (như sữa Physiolac) nhưng cũng có những loại lại pha với nước ấm 70 độ (như sữa Meiji Nhật),… Vì vậy mẹ cha cần đọc kỹ hướng dẫn hoặc hỏi kỹ nhân viên bán hàng để pha sữa chuẩn cho con và tuyệt đối không làm theo thói quen.

Pha quá nhiều sữa cho bé

Với suy nghĩ thêm nhiều bột sữa sẽ giúp con hấp thụ dưỡng chất tốt hơn, nhiều mẹ có xu hướng không tuân theo hướng dẫn sử dụng trên hộp sữa mà thường “biến tấu” theo cách của riêng mình. Có thể mẹ không ngờ, nhưng những hành động này có thể gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của bé cưng.

Theo các chuyên gia, nếu mẹ cho quá nhiều nước khi pha sữa, bé cưng sẽ không hấp thụ được đủ lượng dinh dưỡng cần thiết. Ngược lại, khi mẹ cho quá nhiều bột sữa, trẻ sẽ có nguy cơ bị táo bón Ngoài ra, các chuyên gia cũng khuyến cáo mẹ không nên cho bất cứ “dị vật” nào vào sữa của con nếu không có sự cho phép của bác sĩ. Đặc biệt, không nên sử dụng nước cơm hoặc nước luộc rau để pha sữa cho bé.

Hâm sữa bằng lò vi sóng

Nếu bé bú lâu, sữa trong Bình sẽ bị nguội nhất là vào mùa đông. Vì vậy cần phải hâm cho sữa ấm lại để bé không bị lạnh bụng.

Có bà mẹ vì để tiết kiệm thời gian, đem cho Bình sữa vào lò vi sóng để quay. Việc hâm sữa bằng lò vi sóng rất dễ gây bỏng cho bé, bởi lò vi sóng làm nóng không đều, có những điểm sẽ rất nóng, có những điểm lại nguôi.

Hơn nữa, nếu bạn không dùng loại bình có thể cho vào lò vi sóng mà dùng các bình làm bằng nhựa tổng hợp, thì việc hâm sữa kiểu này rất có thể gây cho bé bị ngộ độc.

Cho bé dùng sữa đã pha quá lâu

Nhiều mẹ có thói quen là pha sẵn một bình sữa to rồi “ướp lạnh” để bé dùng dần nhưng sữa chỉ có thể bảo quản được trong 1 thời gian nhất định.

Theo khuyến cáo của tổ chức Y tế thế giới WHO, nếu sữa đã pha 2 tiếng đồng hồ thì mẹ không nên dùng sữa đó cho bé nữa. Nếu như sữa bảo quản trong tủ lạnh thì không nên để sữa ở 2 bên cửa vì hơi lạnh ở đây không được đều, nên để sữa ở ngăn chính của tủ lạnh và trong vòng 24h nếu như không dùng tới thì cũng nên bỏ đi. Nên dùng cho bé càng sớm càng tốt vì thực tế sữa để trong tủ lạnh sẽ không để được lâu như thế vì còn phụ thuộc vào số lần bạn mở tủ lạnh, các thực phẩm đang được quản chung trong tủ lạnh và đôi khi cả vấn đề vệ sinh nữa.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật