Nâng cao chất lượng sống của người bị bệnh máu khó đông

Máu khó đông là một rối loạn di truyền nghiêm trọng, trong đó các tế bào máu mất khả năng đông lại, dẫn đến chảy máu quá mức và làm loãng máu.

Thật không may, không có cách chữa trị triệt để căn bệnh này, nhưng với những thay đổi lối sống và biện pháp phòng ngừa, các triệu chứng có thể được cải thiện hiệu quả. Dưới đây là những lời khuyên để nâng cao chất lượng sống của những người bị bệnh máu khó đông

- Bệnh nhân bị bệnh máu khó đông cần duy trì cân nặng khỏe mạnh vì nó giúp họ khỏe hơn và giảm nguy cơ bị những bệnh khác có thể làm trầm trọng bệnh. Thừa cân hoặc thiếu cân đều không tốt.

- Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên, từ nhẹ đến vừa sau khi đã tư vấn bác sĩ. Nên tránh tập luyện cường độ mạnh vì nó có thể gây nguy cơ bị thâm tím hoặc bị thương.

- Tránh những thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòacalo vì chúng cần nhiều thời gian để tiêu hóa và sử dụng nhiều năng lượng, dẫn tới rối loạn tiêu hóa Những bệnh nhân bị bệnh máu khó đông cần duy trì năng lượng càng nhiều càng tốt.

- Cố gắng sử dụng những thực phẩm giàu vitamin K vì loại vitamin này chứa chất prothrombin - hỗ trợ chức năng đông máu bình thường. Những thực phẩm như rau bina yến mạch, súp lơ xanh đậu nành bánh mỳ… chứa nhiều vitamin K.

- Các bác sĩ khuyên bệnh nhân bị bệnh máu khó đông sử dụng thực phẩm chứa nhiều canxi hoặc dùng các chế phẩm bổ sung canxicanxi hỗ trợ hình thành tiểu cầu và làm đông máu, cùng với tăng cường sức khỏe xương. Các sản phẩm từ sữa sữa đậu nành v.v… nên là một phần trong chế độ ăn của bệnh nhân.

- Bệnh nhân cũng nên bổ sung thực phẩm chứa nhiều vitamin C vì vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch do vậy bệnh nhân tránh mắc các bệnh  khác như cảm cúm dị ứng - vốn có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng máu khó đông Những loại hoa quả như cam vdứa dâu tây nho v.v… giàu vitamin C.

- Dưỡng chất quan trọng khác nên được bổ sung vào chế độ ăn là sắt. Sắt là yếu tố chính thúc đẩy sự hình thành các tế bào hồng cầu khỏe mạnh và hemoglobin - cần thiết để điều trị các rối loạn về máu. Thịt, cá, các loại đậu, hạt, v.v… chứa rất nhiều sắt.

- Ghi nhật ký. Duy trì thói quen ghi nhật ký truyền máu trong đó bệnh nhân ghi lại thời gian của lần truyền máu/hồng cầu, điều này sẽ giúp họ dễ dàng lập kế hoạch cho bước tiếp theo. Cũng có thể ghi chép lại lượng máu được truyền thuốc sử dụng…

- Sự hỗ trợ của bạn bè, người thân rất quan trọng đối với bệnh nhân. Bệnh nhân cần tránh bị trầm cảm vì vậy cần cho họ thấy họ được yêu thương. 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật