Suýt chết vì... cạo gió, đề phòng nguy hiểm chết người

Cạo gió là cách chữa bệnh dân gian được rất nhiều người sử dụng để chữa các triệu chứng cảm vì nó đơn giản, thuận tiện mọi lúc mọi nơi và có hiệu quả tức khắc. Đặc biệt là những nơi xa trung tâm y tế, thiếu phương tiện chữa trị thì cạo gió trị bệnh là biện pháp vô cùng hữu hiệu. Tuy nhiên không nên lạm dụng. Cứ thấy bị bệnh gì cũng đánh cảm, cạo gió là không tốt. Có một số trường hợp sẽ rất nguy hiểm nếu dùng cách chữa bệnh này.

Cạo gió cho người tăng huyết áp dẫn đến méo mồm

Ông H. 62 tuổi ở Ninh Bình có tiền sử bệnh tăng huyết áp Một buổi sáng ngủ dậy, ông H. vừa bước chân xuống đất thì thấy đầu óc choáng váng rồi ông ngã vật ra...

Nghĩ là ông bị trúng gió hoặc bị cảm nên vợ con ông xúm lại đưa ông nằm lên giường rồi tá hỏa tìm đồng xu, thìa để cạo gió. Anh con trai của ông cạo gió cho bố từ cổ đến lưng, cạo sang cả hai vai... Khi cạo được khoảng 10 phút thì thấy ông H. có hiện tượng méo mồm.

Thấy vậy vợ ông càng tưởng chồng mình bị trúng gió, nên lại ra sức cạo, đến nỗi bầm tím hết vùng gáy, lưng và cổ. Càng cạo, mồm ông H. càng méo hơn...

Sợ quá, vợ con ông H. đưa ông đến bệnh viện bác sĩ kiểm tra và nói: “Ông ấy bị tăng huyết áp chứ có phải bị trúng gió đâu, không cho ông ấy uống thuốc mà lại đè ông ấy ra để cạo gió, đánh cảm, may mà còn sống... Chứ thế này mà cạo gió không những méo mồm mà còn có thể dẫn đến tử vong Cạo gió, đánh cảm không được áp dụng đối với bệnh nhân bị tăng huyết áp vì nó có thể gây giãn mạch, làm nặng thêm tình trạng thiếu máu não”.

Bác sĩ chuyên khoa thần kinh Nguyễn Văn Tuấn, Viện Sức khỏe tâm thần cho biết: "Cạo gió là cách chữa bệnh dân gian tuy nhiên không nên lạm dụng. Cứ thấy bị bệnh gì cũng đánh cảm, cạo gió là không tốt. Những việc như cạo gió, đánh cảm gây mất thời gian cần thiết để cấp cứu cho bệnh nhân bị cao huyết áp Hơn nữa, nó có thể gây giãn mạch, làm nặng thêm tình trạng thiếu máu não Ông H. bị méo miệng không cử động, nói được là do dây thần kinh số 7 bị chèn ép, tác động bởi ngoại lực khi cạo gió gây nên. Với những người bị bệnh cao huyết áp cần cho người bệnh nằm im nghỉ ngơi, tránh nói nhiều bởi vì khi nói, không chỉ thanh quản hoạt động mà các cơ quan khác cũng chịu ảnh hưởng, làm huyết áp càng tăng cao. Sau đó cho uống thuốc hạ huyết áp Việc cạo gió, đánh gió là phải tránh hoàn toàn”.

Những trường hợp nào không được cạo gió?

Trẻ em là đối tượng chống chỉ định với mọi hình thức cạo gió. Da của trẻ rất non và mỏng nên rất dễ hỏng da khí huyết cũng rất yếu sẽ không chịu được nhiệt độ cao khi cạo gió. Ngoài ra, người bị bệnh tim cao huyết áp phụ nữ có thai và người bị các bệnh da liễu ở những vị trí cần cạo gió cũng là những đối tượng tuyệt đối không nên tiến hành cạo gió dưới bất kỳ trường hợp cảm nào.

Thông thường, chỉ những người bị cảm phong hàn, hàn tà người ta mới tiến hành cạo gió, đánh cảm. Những trường hợp bị cảm phong nhiệt thì tuyệt đối không cạo gió, đánh cảm mà phải điều trị bằng thuốc Người bị cảm phong nhiệt ra mồ hôi cũng không thể đánh gió…

Không khó để phân biệt cảm phong hàn và cảm phong nhiệt Người bị cảm phong hàn thông thường có triệu chứng đau đầu chảy nước mũi trong, ớn rét. Người bị cảm phong nhiệt thường có biểu hiện đau họng miệng khô, sốt nóng, ra mồ hôi sợ gió ho có đờm đau lưng miệng khô, khát nước tiểu vàng,…

Khi bị bệnh, cảm, các huyệt đạo của cơ thể bị bế tắc lỗ chân lông trên bề mặt da cũng bị bít lại một phần nên không thể thải độc tố trong cơ thể ra ngoài. Cạo gió sẽ giúp khí huyết, huyệt đạo và kinh lạc lưu thông, giúp bề mặt da thông thoáng để thải độc tố.

Với những người bị cảm nóng, cảm nắng thì cạo gió là nhằm mục đích làm thông thoáng, làm mát cơ thể. Nhiều người không biết, không hiểu kỹ lại dùng dầu gió, dầu nóng rượu gừng để cạo gió đánh cảm. Việc này không những không giảm bệnh, không làm mát cơ thể mà còn làm cho khí nóng tích tụ thêm vào cơ thể khi cạo gió, sức nóng vốn tích tụ trong cơ thể vẫn bị tích lại làm cho tình trạng bệnh càng nặng hơn.

Cạo gió thế nào cho hiệu quả?

Theo ThS. Hoàng Khánh Toàn, Chủ nhiệm Khoa Y học Cổ truyền bệnh viện Trung ương Quân đội 108 khi cạo gió cần lưu ý một số điều sau:

- Thông thường cạo gió là dọc hai bên cổ gáy, từ cổ dọc xuống đến vai, kín hết diện vai, dọc hai bên cột sống rồi tỏa ra hai bên mạng sườn, kín hết diện lưng. Nếu người bệnh ho ngứa cổ họng thì cạo thêm dọc xương mỏ ác ở ngực. Nếu bụng lạnh đau cạo thêm vùng bụng, nếu nhức dọc chi trên thì cạo thêm cánh tay và cẳng tay.

- Khi cạo thì chọn nơi kín gió, tránh gió lùa, người bệnh nằm ngay ngắn tĩnh tâm toàn thân thư giãn. Sát trùng dụng cụ cạo gió, thoa dầu gió lên vùng cần cạo rồi dùng lực vừa phải miết đều theo hướng một chiều từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài sao cho người bệnh cảm thấy nóng ấm, dễ chịu là được. Ở lưng có thể dùng lực mạnh hơn một chút. Lần lượt cạo từ vùng này sang vùng khác. Thông thường mỗi lần cạo từ 3-5 phút là da ửng đỏ. Sau khi cạo cho người bệnh uống một cốc sữa hoặc một cốc trà gừng nóng hoặc ăn một bát cháo giải cảm có hành tươi và tía tô rồi đắp chăn nằm nghỉ.

- Không dùng vật sắc cạnh, cứng để cạo gió, vì dễ gây tổn thương da, có nguy cơ nhiễm trùng và nhiễm một số bệnh lây lan qua đường máu. Tốt nhất nên sử dụng vật cạo là củ gừng được cắt bằng ở đầu, dùng đầu gừng cạo, khi tà đầu thì cắt ngang bỏ, tạo đầu mới, vừa an toàn vừa sử dụng được tinh dầu gừng có tính ấm, nóng.

- Cạo gió thực sự hữu hiệu trong trường hợp cảm mạo thời tiết nhiễm lạnh nhức mỏi tay chân do làm việc quá độ. Trong trường hợp suy nhược vì một bệnh lý nào đó như đau đầu chóng mặt vì cao huyết áp viêm xoang … thì nên đến cơ sở y tế khám để có chẩn đoán xác định và phương thức điều trị thích hợp. 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật