Trằn trọc, khó ngủ có thể là nguyên nhân gây nên căn bệnh đột quỵ

Nghiên cứu cho thấy, những người phải mất hơn nửa giờ để chìm vào giấc ngủ có 52% nguy cơ mắc bệnh tim và 48% nguy cơ bị đột qụy. Các nhà khoa học Nhật Bản vừa công bố nghiên cứu cho thấy, việc thường xuyên trở mình hay khó ngủ vào ban đêm là dấu hiệu cực kỳ xấu cho sức khỏe.

Nghiên cứu được tiến hành trên khoảng 13.000 người và kết quả là gần 100% những người mắc chứng khó ngủ vào ban đêm có khả năng bị mắc bệnh timđau thắt ngực nghiêm trọng. Những người phải mất hơn nửa giờ trằn trọc mới ngủ được hoặc ngủ ít hơn sáu giờ đồng hồ một ngày cũng có nguy cơ mắc bệnh cao.

Mặc dù nghiên cứu chưa xác định được mối liên quan mạnh mẽ giữa giấc ngủsức khoẻ tim mạch, nhưng theo các nhà khoa học, việc thường xuyên trở mình, thức giấc vào ban đêm có thể làm hệ thần kinh hoạt động quá tải. Điều này tạo thêm áp lực cho tim khiến nhịp timhuyết áp tăng nhanh.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người phải mất hơn nửa giờ để chìm vcào giấc ngủ có 52% nguy cơ mắc bệnh tim và 48% nguy cơ bị đột qụy; những người ngủ ít hơn sáu giờ đồng hồ một ngày có 24% khả năng bị bệnh tim

Nhà nghiên cứu, bác sĩ Nobuo Sasaki thuộc Đại học Hiroshima ở Nhật Bản cho biết: 'Chứng khó ngủ hay ngủ không ngon giấc ở bệnh nhân thiếu máu cục bộ có thể được biểu hiện bằng những giấc ngủ ngắn và thường hay trở mình'.

Bác sĩ Sasaki đã trình bày những phát hiện của mình tại Hội nghị Tim mạch châu Âu tại Barcelona, trong đó, ông chỉ ra rằng, khó ngủ làm gián đoạn các hoạt động chính của cơ thể như: hô hấp và tuần hoàn máu.

Theo ông, những cơn trở mình thức giấc có thể gây rối loạn hệ thần kinh cảm xúc của cơ thể. Khi những thay đổi về sinh lý xảy ra trong quá trình phản vệ của cơ thể được kích hoạt có thể làm tăng nhịp tim và huyết áp gia tăng áp lực lên tim.

Trong nghiên cứu được Đại học California San Francisco công bố năm ngoái, cho thấy 29% những người thức suốt đêm có nguy cơ bị loạn nhịp tim. Ngủ không ngon giấc cũng liên quan đến nguy cơ ung thư béo phì tiểu đường và bệnh Parkinson.

Giáo sư Metin Avkiran, Phó Giám đốc Y khoa của Tổ chức Trái tim nước Anh, cho biết: 'Giấc ngủ bị rối loạn hay kém chất lượng có thể làm tăng nhịp tim huyết áp và giải phóng các hóa chất gây viêm cơ tim. Mặc dù thức trắng một đêm có vẻ không gây hại mấy tới sức khỏe nhưng đây sẽ trở thành một vấn đề cực kì nghiêm trọng nếu ta liên tục mất ngủ'

Xã hội hiện đại làm con người ngày càng 'thiếu ngủ'. Một nghiên cứu được xuất bản vào năm 2014 cho thấy người dân ở Anh ngủ ít hơn hai tiếng đồng hồ so với 60 năm về trước.

Các nhà khoa học cũng khuyến cáo hãy thay đổi lối sống chẳng hạn như duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh giảm lượng cồn và kiểm soát stress cũng sẽ giúp cho bạn có một giấc ngủ tốt hơn.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật