Các vị thuốc mát gan, lợi mật, các bạn tham khảo thêm nhé!

Đông y có nhiều vị thuốc, bài thuốc tăng cường chức năng của gan, qua đó giúp có thể giúp cơ thể điều chỉnh lượng cholesterol trong cơ thể.

Các vị thuốc

Atisô: một vị thuốc rất tốt cho gan và mật chất chống oxy hóa cynarin và silymarin có trong atisô rất có ích cho gan Một số thí nghiệm cho thấy chúng còn có tác dụng phục hồi chức năng của gan. Trước đây, atisô thường được sử dụng trong khoảng thời gian dài như là thảo dược thay thế cho thuốc trong việc điều trị một số bệnh về gan.

Đối với những bệnh nhân gan, atisô hỗ trợ chức năng tiêu hóa cải thiện chức năng của túi mật và mang lại nhiều lợi ích thiết thực đối với gan. Hoa atisô có tác dụng bổ dưỡng, kích thích tiêu hóa, lợi gan mật, trợ tim lợi tiểu, thường dùng nấu canh.

Bộ phận dùng làm rau của cây atisô là cụm hoa bao gồm đế mang hoa, các lông tơ và các lá bắc (có phần gốc mềm màu trắng bao chung quanh).

Thành phần dinh dưỡng: trong 100g hoa atisô có chứa: 3 - 3,15g protein 0,1 - 0,3g lipid 11 - 15g glucid (chủ yếu là inulase, tốt cho người bị đái tháo đường) và 82g nước.

Ngoài ra, hoa atisô còn có chứa các khoáng chất như: mangan phospho, sắt, các vitamin A, B1, B2, C, cung cấp 50 - 70 calori. Hoa atisô khi nấu chín có tác dụng bổ dưỡng tăng lực, kích thích tiêu hóa làm ngon miệng, lợi gan mật, trợ tim lợi tiểu, chống độc, tăng tiết sữa cho sản phụ (khi hầm với chân giò).

Trong Đông y, hoa atisô dùng trong các trường hợp đau gan đau dạ dày ăn uống không tiêu, sản phụ ít sữa đái tháo đường thống phong thấp khớp suy nhược cơ thể…

Chế biến: rửa sạch hoa, chẻ dọc thành 6 - 8 miếng, luộc chín, nấu canh, hầm xương lợn hay bò, hoặc xào với nấm Chú ý: khi dùng hoa atisô chỉ nên dự trữ trong tủ lạnh tối đa 7 ngày, khi nấu không dùng nồi bằng nhôm hay gang vì các kim loại này làm atisô mất màu, gây đắng khó ăn.

Atisô là vị thuốc có lợi cho gan, mật, tăng cường chức năng gan, mật sẽ giúp cơ thể điều chỉnh lượng cholesterol

Củ nghệ: phần rễ phình ra thành củ của cây khương hoàng (Curcuma aromatica Salisb.) hoặc cây nghệ. Thân củ được gọi là khương hoàng, củ con được gọi là uất kim Theo Đông y củ nghệ vị cay hơi ngọt, tính hàn; vào các kinh tâm, phế, can. Có tác dụng hoạt huyết chỉ thống, hành khí giải uất, thanh nhiệt lương huyết, lợi đởm thoái hoàng. Hằng ngày dùng 6 - 12g. Dùng sống hoặc sắc lấy nước.

Một số bài thuốc

Người bệnh cũng có thể dùng củ nghệ để làm mát gan, giải độc, lợi gan mật, tăng sinh tế bào tăng hiệu quả bài thải các chất độc hại cho gan với bài thuốc như sau:

Bài 1: Kê nội kim 16g kim tiền thảo 20g, uất kim 12g, hồ đào 20g, hải kim sa 20g. Sắc uống. Trị sỏi mật

Bài 2: Trừ ứ, giảm đau: uất kim, đan sâm, đương quy bạch thược đảng sâm trạch tả hoàng tinh, sơn dược, sinh địa, rễ cây chàm mỗi vị 12 - 20g; sơn tra thần khúc tần giao hoàng kỳ mỗi vị 12 - 16g, nhân trần 20 - 60g cam thảo 8 - 16g.

Nghiền chung thành bột mịn để làm hoàn, hoặc hòa nước, hoặc sắc uống. Mỗi lần 8g, uống trước bữa ăn sáng và tối, chiêu bằng nước đun sôi còn ấm. Uống 6 ngày thì nghỉ 1 ngày; mỗi đợt điều trị 6 - 8 tuần, nghỉ 1 tuần, sau đó uống tiếp. Dùng khi bụng ngực đau nhức do huyết ứ khí trệ, nhất là khi do viêm gan cấp và mạn tính xơ gan thời kỳ đầu viêm gan trúng độc.

Trên đây là bài thuốc Đông y có tác dụng mát gan, lợi mật, mỗi bệnh nhân cần có kế hoạch chăm sóc gan cũng như sức khỏe chung để đảm bảo quá trình hoạt động của gan được tiến hành đều đặn. Nếu như người bệnh có mắc bất cứ bệnh lý nào về gan thì bệnh nhân nên đến các trung tâm y tế chuyên khoa để được khám bệnh và có phương án điều trị bệnh sớm nhất.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật