Đề phòng những loại thực phẩm "chứa chất độc" trong ngày Tết

Rất nhiều gia đình có thói quen dự trữ thực phẩm trong những ngày đầu năm mới, những liệu tất cả chúng có phải là thực phẩm sạch và không hóa chất?

Bài viết dưới đây tổng hợp những thực phẩm ngâm nhiều hóa chất nhất được tiêu thụ vào dịp Tết

1. Bóng bì

Bì lợn được luộc sạch mỡ, rồi cạo lông, sau đó mang phơi nắng và cuối cùng là đưa vào lò nướng để nổ thành bóng. Canh bóng bì là một món ăn không thể thiếu bên mâm cơm Tết. 

Tuy nhiên hiện nay, để làm sạch bì lợn, nhiều cơ sở sản xuất đã sử dụng oxy già, nước giaven và các chất phụ gia công nghiệp như kalisunfit, hydrosunfit để tẩy trắng bóng. 

Sử dụng thực phẩm có ngâm những thành phần hóa chất đó sẽ dẫn tới ngộ độc tiêu chảy đau bụng buồn nôn và nguy hiểm nhất là có thể gây ung thư



2. Măng khô

Măng khô là món ăn hầu như có mặt trong mỗi mâm cỗ của nhiều gia đình trong dịp Tết. Nhưng loại măng này lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ về sức khỏe Ví dụ như măng ngâm lưu huỳnh – thường được sử dụng trong quá trình sấy măng để chống ẩm mốc, tạo màu vàng đẹp hoặc ngâm hóa chất tẩy trắng để làm cho sản phẩm trắng hơn nhằm đánh lừa người tiêu dùng. 

Theo khuyến cáo của WHO, hàm lượng lưu huỳnh trong chế biến và bảo quản thực phẩm không nên vượt quá 20mg trên một kg sản phẩm, Bởi nếu hấp thụ chúng vào cơ thể ở nồng độ cao hơn mức thì về lâu dài có thể dẫn tới tổn thương hệ thần kinh tuần hoàn tim mạch, thị lực, khả năng miễn dịch sinh sản và nhiều chức năng khác.

Một số chuyên gia cho biết măng khô không tẩm hóa chất thường có màu vàng nâu nhạt, xuất hiện màu hổ phách, đừng vân tỉ mị, bề rộng thịt dày, khi sờ có cảm giác ẩm tay, và có thể bẻ gãy được. Ngoài ra, măng còn lưu giữ mùi thơm đặc trưng, không có mùi lạ hay ẩm mốc. 

Ngược lại, măng được sấy bằng lưu huỳnh sẽ có mùi khét đặc trưng, trông bắt mắt bởi độ bóng cao, không bao giờ bị ẩm mốc. 

3. Hạt dẻ cười

Hạt dẻ cười hay còn được gọi là “quả hồ trăn”, “quả hạnh phúc”, đây là món ăn vặt được nhiều gia đình ưa dùng dịp tết bởi vị bùi, thơm ngon và chứa nhiều vitamin C canxi sắt...có tác dụng chữa suy nhược cơ thể và chống ngán sau mâm cỗ Tết.

Tuy nhiên, để phục vụ nhu cầu lớn từ người tiêu dùng, một số nhà sản xuất đã sử dụng chất tẩy trắng vỏ để ngâm hạt dẻ Nguy cơ ung thư gan cũng vì thế mà tăng cao bởi chất clorin (hóa chất sát khuẩn mạnh gốc clo có trong thuốc sát trùng chất độc màu da cam ) trong quá trình tẩy trắng là cực độc, dễ thấm theo kẽ hạt và vào nhân, dư lượng độc tích tụ và gan không thể lọc được hết. 

Màu sắc của hạt dẻ càng trắng tức là lượng hóa chất tác động càng nhiều. Người tiêu dùng muốn lựa chọn hạt dẻ làm thực phẩm Tết cần xem xét kỹ nguồn gốc, thành phần và hướng dẫn trên bao bì để bảo vệ sức khỏe mình một cách tốt nhất.

4. Miến khô

Miến là thực phẩm phổ biến không chỉ trong ngày Tết mà những ngày thường vẫn được nhiều người ưa chuộng. Thị trường miến có rất nhiều loại như miến trắng trong, miến vàng ruộm, miến xám... người tiêu dùng có xu hướng sử dụng miến vàng hoặc hơi xám là nhiều hơn cả. 

Tuy nhiên, chúng ta cần cân nhắc bởi hầu hết trên thị trường, bột sắt để “nhuộm” miến có độ tinh khiết rất thấp, chứa nhiều kim loại độc như: chì thủy ngân và các tạp chất độc hại khác. Nhưng loại hóa chất này nếu được hấp thụ vào cơ thể sẽ gây nguy hiểm cho người sử dụng như làm tổn thương gan thậnhệ thần kinh  

Không chỉ vậy, việc tiếp xúc với bột sắt còn khiến cho người dùng mắc các chứng bệnh như viêm da hen suyễn đau bụng co giật và nôn ói. 

Để tránh những điều không mong muốn có thể xảy ra, bạn nên hạn chế mua những loại miến bóng đẹp bất thường, khi chế biến cũng nên rửa sạch miến vài lần bằng nước sạch hoặc ngâm qua nước muối loãng. Quá trình này có tác dụng làm giảm đi đáng kể lượng hóa chất và chất bảo quản có trong thực phẩm  

5. Mướp đắng

Mướp đắng có khả năng thanh giải nhiệt, giảm huyết áp và là một trong những loại thực phẩm làm nhiệm vụ hài hòa khẩu vị trong những ngày “mâm cao cỗ đầy” này. 

Tuy nhiên mướp đắng cũng bị “vạch mặ” là loại quả chứa nhiều thuốc bảo vệ thực phẩm chất kích thích do người trồng hám lợi để phun vào quả để thu lời.

6. Hoa quả 

Một số quả như cam quýt, táo, lê... thường “bị” ngâm hóa chất bảo quản để tránh bị hỏng, đặc biệt là những loại được sử dụng để bày mâm ngũ quả.

Phổ biến nhất là đất đèn và các loại hóa chất độc hại khác như chất chống nấm dùng trong xây dựng rẻ tiền. Một số nơi dùng cả chất 2,4D – là một loại thuốc diệt cỏ - để bảo quản trái cây. Thậm chí có người còn sử dụng hóa chất rẻ tiền không rõ nguồn gốc, pha trộn không theo liều lượng nhất nhất định để sản phẩm tươi càng lâu, càng bóng bẩy càng tốt.

Cách nhận biết dễ nhất hoa quả nhâm hóa chất là bề mặt bóng và không bị thối hỏng dù để lâu ngày. Riêng đối với mít và sầu riêng khi quả chín mà không có mùi đặc trưng là vì chúng đều được tiêm hóa chất kích thích nhanh chín. 

7. Các loại quả họ đậu

Các loại quả đậu như đậu đũa, đậu cô ve, đậu Hà Lan... chứa cực nhiều hóa chất bời người dân lạm dụng phân đạm thuốc trừ sâu khi trồng trọt. Loại quả này rất thu hút sâu nên người trồng thường thu hoạch ngay sau khi phun thuốc để tránh thiệt hại. 



Bạn nên chọn đậu có cuống màu xanh tươi, thân mềm, hạt vừa phải, không quá ơn hay quá nhỏ thay vì những quả bóng nhẫy, ít lông tơ.

8. Thịt lợn

Tình trạng thịt lợn chứa dư lượng kháng sinh và chất cấm đã được cơ quan chức năng nhiều lần cảnh báo. Thịt nhiễm bẩn từ khâu chăn nuôi, như cho ăn các chất kích thích nhằm tăng trọng, đến khâu giết mổ, lợn lại bị tiêm thuốc ngủ rồi bơm nước để tăng trọng lượng lần nữa trước khi bán ra thị trường.

Quá trình từ khi chăn nuôi tới người tiêu dùng, thịt lợn còn bị tẩm hàn the hóa chất bảo quản để giữ màu và không bị thiu thối đến hàng tuần. 

Người tiêu dùng nên tránh những phần thịt chủ yếu là nạc mà hầu như không có mỡ, thịt màu đỏ sẫm như thịt bò là những loại thịt mà người chăn nuôi đã dùng chất tăng trọng chứa nhiều hóa chất corticoid - nhằm kích thích heo lớn bằng cách tích nước.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật