Đôi điều cần biết về mỳ chính mà bạn đang sử dụng hàng ngày

Mỳ chính hay bột ngọt chính là Glutamate - một trong 5 vị cơ bản mà ta vẫn cảm nhận được trong các món ăn hàng ngày:

Những thực phẩm có vị ngọt của mỳ chính

Mỳ chính hay bột ngọt chính là Glutamate - một trong 5 vị cơ bản mà ta vẫn cảm nhận được trong các món ăn hàng ngày:

- Ngọt (đường) - năng lượng;

- Chua (giấm, chanh) - thức ăn bị hư hỏng;

- Mặn (muối) - các chất khoáng;

- Đắng (bia Hoblon, mướp đắng);

- Và glutamate hay còn được gọi là vị umami.

Vị umami khá độc đáo, có vị ngọt lợ, vị ngon của nước thịt (còn gọi là vị ngọt thịt, vị của phức hợp nước dùng cà chua măng tây phomat và thịt đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra các món ăn ngon. Trong văn hóa ẩm thực vị uammi rất quen thuộc và tạo cho món ăn có vị ngọt và ngon. Chính vị ngọt thịt trong ẩm thực của Việt Nam là vị umami.

Mỳ chính hay bột ngọt chính là Glutamate - một trong 5 vị cơ bản

Mỳ chính hay bột ngọt chính là Glutamate - một trong 5 vị cơ bản

Vị umami hay glutamate hiện diện trong nhiều thực phẩm mà ta ăn hàng ngày. Hàm lượng glutamate tự do trong 100g thực phẩm ăn được: Kombu (2340 mg), phomat (1200) trà xanh (668) cá mòi (280) cà chua (246) cải xanh (171), bắp (106), đậu Hà Lan (106), hành củ (51), cải bắp (50) măng tây (49) cải bó xôi (48) bí đỏ (47) nấm rơm (42), cà-rốt (33) khoai tây (10)...; sò điệp (140), cua Hoàng đế Alaska (72), cua xanh (43), tôm bạc (20), cua tuyết (19), trai (41) thịt gà (22) thịt bò (10), thịt lợn (9)... Trong 100ml nước mắm có 1370 mg glutamate tự do. Sữa mẹ có nhiều glutamat hơn bất kỳ loại thực phẩm nào khác.

Glutamate là một trong 20 acid amin, có trong tự nhiên (các thực phẩm tự nhiên, các thực phẩm lên men từ cá, tôm tép đậu nành chẳng hạn, có nhiều acid amin trong đó thường nhiều nhất là glutamate), tham gia cấu thành protein tồn tại trong phần lớn các mô cơ, được tạo ra trong cơ thể và đóng một vai trò thiết yếu tạo nên vị umami.

Sự kết hợp hài hòa các loại nguyên liệu giàu glutamate cho ta các món ăn ngon mà nước dùng là một ví dụ. Nước dùng được sử dụng ở nhiều nơi trên thế giới. Vị umami là vị cơ bản của nước dùng Pháp, Trung Quốc (nước dùng Tan), Nhật Bản (nước dùng Konbu dashi). Tuy nguyên liệu tạo ra nước dùng ở mỗi nước có khác nhau: nước dùng Tan (Trung Quốc) được chế biến từ gà, xương lợn tỏi tây và gừng; nước dùng Pháp (bouillon) được chế biến từ gà và rau củ; nước dùng Nhật Bản (dashi) sử dụng tảo biểncá ngừ khô...) nhưng đều có hàm lượng glutamate cao hơn các acid amin khác và đều có chung công dụng: bổ sung vị ngọt cho món ăn Nước dùng cũng là thành phần không thể thiếu trong các món ăn ở nước ta: phở bún thang, bún riêu (ở miền Bắc), bún cá, bún chả cá, bùn bò Huế (ở miền Trung), bánh canh, hủ tiếu (miền Nam)... đều có vị umami đậm đà.

Mỳ chính, thực chất là Mono Natri Glutamate (MSG: Na Glutamate-H2O), được sản xuất bằng phương pháp lên men vi sinh nguyên liệu chủ yếu là tinh bột hay mật mía làm từ cây mía lúa mì bắp, sắn tàu củ cải đường cây cọ; được sử dụng dưới các tên gọi: mỳ chính, bột ngọt, hạt nêm.

Tác dụng của mỳ chính

- Bổ sung 0,3 - 1,0% mỳ chính vào súp, thịt, nước sốt, mòn hầm làm ăn ngon miệng hơn, ăn được nhiều hơn.

- Bổ sung 1,5 - 3,5% mỳ chính vào món gà, súp hành hay món rau củ làm tăng tiết nước bọt

- Bổ sung 0,6% mỳ chính vào thực đơn trưa làm ăn được nhiều súp rau củ và carbonhydrate hơn, do đó làm giảm hấp thu đồ ngọt, tăng lượng chất dinh dưỡng (vì rau củ có nhiều Ca, Mg).

Nhiều nghiên cứu cho thấy việc bổ sung mỳ chính vào thực đơn giúp cho người cao tuổi ăn được nhiều hơn, ăn ngon miệng hơn.

Ăn mỳ chính có an toàn?

- Với cơ thể, mỳ chính (MSG) không phải là chất lạ.   

- Quá trình chuyển hóa mỳ chính trong cơ thể trẻ em và người lớn không có gì khác nhau; và không tìm thấy bất cứ mối nguy hại nào ảnh hưởng đến não trẻ em.     

Các nghiên cứu độc học trên động vật cũng không ghi nhận được mối nguy hại nào đối với sức khỏe Đúng là ở nhiệt độ 300oC, các protein/thực phẩm bị biến tính và mỳ chính có thể biến đổi thành chất gây đột biến gen nhưng trong thực tế ở nhiệt độ này các nguyên liệu khác cũng bị cháy thành than và một điều chắc chắn là chẳng ai nấu nướng các món ăn ở nhiệt độ này nên không phải lo ngại điều này. Còn trong nước đun sôi mỳ chính rất ổn định.

Về hiện tượng "cao lâu Trung Quốc",  hiện không có cơ sở khoa học để kết luận do dị ứng mỳ chính. Bằng phương pháp mù kép có đối chứng đánh giá tác động gộp các triệu chứng được cho là do mỳ chính, các tác giả không gặp hội chứng này ở bất cứ đối tượng nào. Các triệu chứng này cũng gặp khi ăn các thực phẩm có nguồn gốc tương tự (như nước tương rượu ). Do vậy, khi gặp tình huống tương tự nên cảnh giác và cần tìm kiếm các căn nguyên đích thực.

Theo Ủy ban hỗn hợp các chuyên gia nghiên cứu về phụ gia thực phẩm  (JECFA, 1987), thuộc FAO và WHO, "liều dùng hằng ngày (ADI) không xác định" tức không tìm  thấy mức liều lượng nào của mỳ chính ảnh hưởng đến sức  khỏe người tiêu dùng. FDA Hoa Kỳ cũng xác nhận sự an toàn của mỳ chính như một thành phần của thực phẩm Cộng đồng châu Âu (1991) và các quốc gia khác cũng kết luận "liều dùng hàng ngày không xác định". Cũng theo JECFA-1972 trẻ em dưới 12 tuần không được sử dụng mỳ chính cũng như bất kỳ loại phụ gia thực phẩm nào.

Duy có một điều cần lưu ý khi nấu nướng, với liều thích hợp sẽ tăng được hương vị món ăn, lại làm giảm được tổng lượng Na vì hàm lượng Na trong mỳ    chính là 12% còn trong muối ăn NaCl: 39%; ngược lại dùng quá nhiều sẽ làm giảm hương vị món ăn.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật