Mách bạn bài thuốc đông y điều trị hội chứng ruột kích thích

Theo Đông y, hội chứng ruột kích thích được xếp vào các chứng: Tiết tả, phúc thống, phúc chướng, tiện bí. Nguyên nhân bệnh là do rối loạn công năng các tạng phủ, đặc biệt là tỳ vị, thận, can và các yếu tố đàm thấp, huyết ứ.

Hội chứng ruột kích thích là một rối loạn thường gặp có ảnh hưởng đến ruột già (đại tràng). Người bệnh thường có các triệu chứng như đau bụng đầy hơi, mót rặn, đi phân nát nhiều lần, đại tiện táo lỏng xen kẽ có thể có nhầy phân. Bệnh thường xuyên tái phát và ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sinh hoạt cũng như sức khỏe hàng ngày của người bệnh. Dưới đây xin giới thiệu các thể bệnh và bài thuốc thường dùng:

Thể can tỳ bất hòa

Triệu chứng của thể này thường là đau bụng với cảm giác quặn thắt và giảm sau khi đi đại tiện xong, bệnh nhân thường táo bón hoặc xen kẽ với tiêu chảytiêu chảy nếu có thường xảy ra sau khi ăn phải một số thức ăn. Các đợt tái phát xảy ra khi gặp phải những stress tâm lý. Lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch huyền.

Pháp điều trị: Sơ can kiện tỳ.

Bài thuốc: Thống tả yếu phương gia vị.

Thành phần:  bạch truật (sao vàng) 12g, trần bì 8g bạch thược 12g, phòng phong 8g sài hồ 8g chỉ thực 10g. Sắc uống ngày 1 thang.

Thể tỳ vị khí hư

Với các triệu chứng như đại tiện lúc lỏng, lúc táo, bụng đầy ăn không tiêu ăn kém ngủ kém tinh thần mệt mỏi ngại nói, sắc mặt vàng úa, lưỡi nhợt, ít rêu, mạch tế nhược.

Pháp điều trị: Ích khí kiện tỳ.

Bài thuốc: Sâm linh bạch truật tán.

Thành phần: Đảng sâm 96g, biển đậu (sao) 96g, trần bì 64g, bạch truật (sao) 80g chích thảo 64g ý dĩ (sao) 64g phục linh 64g liên nhục 96g, cát cánh 64g hoài sơn (sao) 64g, sa nhân 64g. Tán bột. Ngày uống 15 – 20g chia 3 lần với nước táo sắc hoặc nước ấm.

Thể tỳ thận dương hư

Ở thể này các triệu chứng thường là đau bụng vào buổi sáng sớm, sôi bụng, đại tiện xong đỡ đau đau lưng mỏi gối, người lạnh, chân tay lạnh, sợ lạnh thích ấm, lưỡi nhợt rêu trắng, mạch trầm tế.

Pháp điều trị: Ôn thận kiện tỳ.

Bài thuốc: Tứ thần hoàn gia vị.

Thành phần:  Bổ cốt chỉ 160g nhục đậu khấu 80g ngũ vị tử 80g ngô thù du 40g sinh khương 300g, đại táo (bỏ hột lấy nhục) 240g. Tán bột làm hoàn. Ngày uống 16- 20g.

Thể khí trệ thấp trở

Có các triệu chứng như bụng chướng bụng đau xen lẫn tiêu chảy hoặc táo bón sôi bụng đầy bụng kém ăn, lưỡi nhợt rêu trắng nhớt, mạch nhu hoãn.

Pháp điều trị: Lý khí kiện tỳ, thanh nhiệt hóa thấp.

Bài thuốc: Sài hồ sơ can tán hợp bình vị tán

Thành phần:  Sài hồ 8g, bạch thược 12g, chỉ sác 8g, chích thảo 4g xuyên khung 8g hương phụ 8g, thương truật 8g cam thảo 4g hậu phác 8g, trần bì 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Thể khí trệ huyết ứ

Ở thể các triệu chứng thường là bụng chướng, bụng đau xen lẫn tiêu chảy hoặc táo bón sôi bụng, ngực bụng đầy trướng đau lưng mỏi gối, người mệt chán ăn lưỡi tím có ban ứ huyết, mạch sáp.

Pháp điều trị: Sơ can lý khí hoạt huyết.

Bài thuốc: Sài hồ sơ can tán hợp kim linh tử tán.

<!--adspage2>

Thành phần: Sài hồ 8g, bạch thược 12g, chỉ sác 8g, chích thảo 4g xuyên khung 8g, hương phụ 8g, kim linh tử 6g diên hồ sách 6g. Sắc uống ngày 1 thang.

Ngoài ra có thể sử dụng các bài thuốc Nam sau cũng hỗ trợ điều trị hội chứng ruột kích thích: Lấy lá mơ lông sa nhân, lá vọng cách, bạch truật mỗi thứ 12g.  Sắc uống ngày 1 thang.

Đảng sâm 12g, bạch truật 12g, bạch biển đậu 12g hạt sen 12g hoàng kỳ 16g, củ mài 16g ý dĩ nhân 12 g; sa nhân 4g, cát cánh 6g và cam thảo 6g. Sắc uống ngày 1 thang.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật