Mách nhỏ một số bài thuốc bài chữa bệnh thiếu máu theo đông y

Theo y học cổ truyền, nguyên nhân gây thiếu máu chủ yếu do tỳ vị suy nhược, dinh dưỡng không đầy đủ nhất là thiếu sắt, mất máu sau chấn thương, phẫu thuật,…

Biểu hiện của bệnh thiếu máumệt mỏi hoa mắt chóng mặt hay quên ù tai mất ngủ tê tay chân tóc khô giòn, dễ rụng,… Việc sử dụng các món ăn kết hợp với một số bài thuốc dưới đây có tác dụng rất tốt đối với bệnh này.

Bài 1

Gan gà 100g, rửa sạch, thái nhỏ, ướp gia vị; lá dâu 50g rửa sạch. Cho gan gà vào nồi xào qua, thêm nước vừa đủ, đun chín, sau đó cho lá dâu vào, nấu sôi lại là được, nêm gia vị vừa ăn

cách dùng: Ăn nóng trong bữa cơm.

Công dụng: Bổ huyết, bổ can thận giúp sáng mắt, tăng cường thể lực rất tốt cho trẻ em bị thiếu máu suy nhược cơ thể

Bài 2

Gà mái 1 con khoảng 8 lạng - 1kg, gạo tẻ 100g. Mổ gà rửa sạch, hầm lấy nước cốt. Nấu cháo gạo bằng nước cốt gà, nấu to lửa cho sôi kỹ, rồi để nhỏ lửa cho nhừ nhuyễn.

Cách dùng: Ngày ăn hai bữa sáng tối, ăn nóng. Dùng 3-5 ngày.

Công dụng: Tư dưỡng ngũ tạng, bổ ích khí, dùng cho tất cả các trường hợp suy nhược thiếu máu

Bài 3

Thịt dê 250g, đương quy 15g sinh địa hoàng 15g, gừng 10g, nước tương, muối, đường vừa đủ. Thịt dê rửa sạch, thái nhỏ, cho vào nồi trộn đều với các vị trên, thêm nước xâm xấp, đun sôi sau đó đun nhỏ lửa hầm nhừ là dùng được.

Cách dùng: Ngày ăn 1 lần với cơm. Dùng 5-7 ngày là một liệu trình.

Công dụng: Bổ khí huyết tăng thể lực, dùng rất tốt cho người bệnh thiếu máu, gầy yếu, mệt mỏi.

Bài 4

Chim cút 2 con hoàng kỳ 50g đẳng sâm 50g hoài sơn 50g chim cút làm sạch lông, bỏ ruột, cho vào nồi cùng hoàng kỳ, đảng sâm, hoài sơn đổ vừa nước, hầm cho thịt chim cút nhừ, gia vị vừa ăn.

Cách dùng: Mỗi ngày ăn 1 lần. Dùng 5-7 ngày là một liệu trình.

Công dụng: Dùng tốt cho người bệnh thiếu máu người mới ốm dậy, trẻ em suy dinh dưỡng

Bài 5

Rau chân vịt tươi: 200g (để nguyên rễ) gan lợn 150g. Rửa sạch rau chân vịt, thái thành từng đoạn; gan lợn rửa sạch thái miếng mỏng. Đun sôi nước, cho vài lát gừng tươi và gia vị, sau đó cho gan lợn và rau chân vịt vào, đun cho gan chín là được.

Cách dùng: Ăn trong bữa cơm, dùng 1 tuần là một liệu trình.

Công dụng: Bổ dưỡng, bổ huyết, dùng tốt cho người bệnh thiếu máu do thiếu sắt

Bài 6

Hà thủ ô 30g, 2 quả trứng gà (luộc chín). Cho cả hai vào nồi nước nấu, ăn trứng dùng nước canh.

Cách dùng: Ăn ngày 1 lần, dùng liền 1 tuần.

Công dụng: Bổ can thận ích tinh huyết, dùng cho người bệnh thiếu máu rụng tóc tóc bạc sớm đầu váng, mắt hoa trí nhớ giảm sút.

Bài 7

Đông trùng hạ thảo 5g, gà ác 1 con (nặng chừng 500g), hành, gừng tươi và gia vị vừa đủ. Gà ác làm thịt, bỏ lông và nội tạng rửa sạch và chặt miếng, ướp gia vị rồi đem hầm nhừ với đông trùng hạ thảo khi chín chế thêm gia vị.

Cách dùng: Chia ăn vài lần trong ngày.

Công dụng: bổ phế ích thận, bổ huyết dưỡng huyết

Bài 8

Kỷ tử 12g, đại táo 5 quả trứng gà 2 quả, đường trắng lượng vừa đủ. Đại táo rửa sạch, bỏ hạt, đem sắc kỹ cùng với kỷ tử, khi được đập trứng gà vào quấy đều, chế thêm một chút đường trắng.

Cách dùng: Ăn nóng.

Công dụng: bổ hư nhược, ích khí huyết, kiện tỳ vị, dưỡng can thận, dùng rất tốt cho bệnh nhân thiếu máu sau phẫu thuật.

Bài 9

Bột nhân sâm 3g, gạo tẻ 50g thịt lợn nạc 25g, gia vị vừa đủ. Thịt lợn rửa sạch, thái chỉ, đem ninh với gạo thành cháo, khi chín cho bột nhân sâm và gia vị vừa đủ

Cách dùng: Ăn nóng.

Công dụng: đại bổ nguyên khí, bổ tỳ ích phế, sinh tân dịch và an thần, làm tăng sức đề kháng của cơ thể và giúp tủy xương tăng sinh hồng cầu.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật