Dorocardyl và một số thông tin cơ bản về thuốc bạn nên chú ý

Dorocardyl có tác dụng điều trị tăng huyết áp, đau thắt ngực do xơ vữa động mạch vành, loạn nhịp tim (loạn nhịp nhanh trên thất...), nhồi máu cơ tim, đau nửa đầu, run vô căn, hẹp động mạch chủ phì đại dưới van, u tế bào ưa crom... Dưới đây là một số thông tin về thuốc bạn có thể tham khảo.

Dorocardyl và một số thông tin cơ bản

1. Thành phần

- Propranolol hydrochlorid 40mg

- Tá dược vừa đủ 1 viên nén.

Quy cách đóng gói: Hộp chai 100 viên nén.

Dorocardyl có tác dụng điều trị tăng huyết áp, đau thắt ngực do xơ vữa động mạch vành

Dorocardyl có tác dụng điều trị tăng huyết áp, đau thắt ngực do xơ vữa động mạch vành

2. Chỉ định

- Tăng huyết áp đau thắt ngực do xơ vữa động mạch vành loạn nhịp tim (loạn nhịp nhanh trên thất ) nhồi máu cơ tim đau nửa đầu run vô căn, hẹp động mạch chủ phì đại dưới van, u tế bào ưa crom

- Ngăn chặn chết đột ngột do tim sau nhồi máu cơ tim cấp, điều trị hỗ trợ loạn nhịp và nhịp nhanh ở người bệnh cường giáp ngắn ngày (2 - 4 tuần), ngăn chặn chảy máu tái phát ở người bệnh tăng áp lực tĩnh mạch cửagiãn tĩnh mạch thực quản

3. Chống chỉ định

- sốc tim hội chứng raynaud nhịp xoang chậm và blốc nhĩ thất độ 2 - 3 hen phế quản

- suy tim sung huyết trừ khi suy tim thứ phát do loạn nhịp nhanh có thể điều trị được bằng propranolol.

- bệnh nhược cơ

4. Thận trọng

- Phải ngừng thuốc từ từ thận trọng ở người có dự trữ tim kém, tránh dùng propranolol trong trường hợp suy tim rõ, nhưng có thể dùng khi các dấu hiệu suy tim đã được kiểm soát.

- Do tác dụng làm chậm nhịp tim nếu nhịp tim quá chậm cần phải giảm liều.

- Người bệnh có thiếu máu cục bộ cơ tim, không được ngừng thuốc đột ngột. Ngừng propranolol từ từ, hoặc dùng liều tương đương của một thuốc chẹn beta khác.

- Người suy thận hoặc suy gan Cần phải giảm liều và theo dõi kết quả xét nghiệm chức năng thận hoặc gan đối với người dùng thuốc dài ngày.

Khi dùng cho người suy thận, cần giảm liều lượng xuống

Khi dùng cho người suy thận, cần giảm liều lượng xuống

- Người bệnh tăng áp lực tĩnh mạch cửa, chức năng gan bị suy giảm nặng và có nguy cơ xuất hiện bệnh não - gan.

- Thận trọng khi cho người bệnh đổi thuốc từ clonidin sang các thuốc chẹn beta.

Propranolol không ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.

5. Cách dùng và liều dùng

- Tăng huyết áp: 20 - 40mg/lần, 2 lần/ngày. Liều thông thường: 160 - 480mg hàng ngày. Có thể tăng liều tới 640mg/ngày. Liều duy trì là 120 - 240 mg/ngày.

- Đau thắt ngực: 80 - 320mg/ngày, chia làm 2 hoặc 3, 4 lần /ngày. Nên phối hợp propranolol với nitroglycerin

- Loạn nhịp: 10 - 30mg/lần, 3 - 4 lần/ngày, uống trước khi ăn và trước khi ngủ.

- Nhồi máu cơ tim: 180 - 240mg, chia làm nhiều lần.

- Đề phòng nhồi máu tái phát và đột tử do tim, sau cơn nhồi máu cơ tim cấp đau nửa đầu: 80mg/lần, 2 lần/ngày, đôi khi cần đến 3 lần/ngày.

- Run vô căn: 40mg/lần, 2 lần/ngày.

- Hẹp động mạch chủ phì đại dưới van, tăng năng giáp: 20 - 40 mg/lần, 3 - 4 lần/ngày, trước khi ăn và đi ngủ.

- U tế bào ưa crom: Trước phẫu thuật 60mg/ngày, chia nhiều lần, dùng 3 ngày trước phẫu thuật, phối hợp với thuốc chẹn alpha adrenergic.

- khối u không mổ được: Điều trị hỗ trợ dài ngày, 30mg/ngày, chia làm nhiều lần.

- Tăng áp lực tĩnh mạch cửa: 40mg x 2 lần/ngày, liều có thể tăng khi cần, cho tới 160 mg, ngày 2 lần.

Trẻ em: 2 - 4mg/kg/ngày, chia 2 lần. Không được dùng liều cao hơn 16mg/kg/ngày. Nếu ngừng thuốc phải giảm liều từ từ trong vòng 7 - 14 ngày.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật