Statin làm tăng tỷ lệ bệnh nhân mắc tiểu đường týp 2?

Thuốc hạ cholesterol có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim, nhưng cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường týp 2.

Tác giả chính của nghiên cứu, tiến sĩ Jill Crandall, giáo sư y khoa, giám đốc của đơn vị thử nghiệm lâm sàng bệnh tiểu đường tại Đại học Y khoa Albert Einstein, New York, cho biết: "Trong nhóm người có nguy cơ cao mắc tiểu đường týp 2, các thuốc statin dường như làm tăng khoảng 30% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ”.

Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta nên bỏ thuốc statins.

Tiến sĩ Jill giải thích: thuốc statin có tác dụng phòng ngừa bệnh tim mạch hiệu quả. Chúng tôi không khuyến cáo bạn nên ngừng sử dụng statin, nhưng mọi người nên thường xuyên theo dõi để phát hiện bệnh tiểu đường khi đang dùng thuốc

Chuyên gia về bệnh tiểu đường cũng đồng ý rằng statin vẫn có lợi cho những người có nguy cơ mắc bệnh tim

Tiến sĩ Daniel Donovan Jr, giáo sư y khoa, giám đốc nghiên cứu lâm sàng tại Trường Y Icahn  thuộc Viện tiểu đường béo phì và chuyển hóa Mount Sinai, New York, cho biết: “Chúng tôi vẫn cần sử dụng statin khi hàm lượng cholesterol LDL (cholesterol xấu) không được kiểm soát. Sự can thiệp bằng statin có thể làm giảm 40% nguy cơ mắc bệnh tim mạch và có thể dẫn đến bệnh tiểu đường”

Nghiên cứu mới đã phân tích dữ liệu thu thập được từ hơn 3.200 người trưởng thành từ 27 trung tâm điều trị tiểu đường trên toàn nước Mỹ.

Mục tiêu nghiên cứu là ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh tiểu đường týp 2 ở những người có nguy cơ mắc bệnh cao. Tất cả những người tham gia nghiên cứu đều thừa cân hoặc béo phì Họ cũng có dấu hiệu rối loạn chuyển hóa đường khi bắt đầu tham gia nghiên cứu, nhưng không đủ để chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường týp 2.

Các tình nguyện viên tham gia nghiên cứu được lựa chọn ngẫu nhiên để điều trị bằng những thay đổi trong lối sống giúp giảm cân sử dụng thuốc metformin hoặc giả dược.

Khi kết thúc chương trình can thiệp, họ được yêu cầu tham gia chương trình theo dõi trong 10 năm. Họ được đo đường huyết hai lần một năm, và việc sử dụng thuốc statin cũng được theo dõi.

Khi bắt đầu giai đoạn theo dõi, 4% người tham gia dùng statin. Cuối giai đoạn theo dõi có khoảng 1/3 người sử dụng statin.

Simvastatin (Zocor) và atorvastatin (Lipitor) là 2 loại statin được sử dụng phổ biến nhất.

Nghiên cứu này là một nghiên cứu quan sát, vì vậy nó không thể chỉ ra mối quan hệ nhân quả.

Tuy nhiên, tiến sĩ Crandall cho biết các nhà nghiên cứu đã đo mức độ tiết insulin và kháng insulin insulin là một hormon giúp cơ thể chuyển hóa đường từ thực phẩm thành năng lượng cho tế bào

Tiến sĩ Crandall nói rằng bài tiết insulin sẽ giảm khi người ta dùng statin. Ít insulin sẽ dẫn đến lượng đường trong máu cao hơn. Bà cho biết không có dấu hiệu nào cho thấy statin ảnh hưởng đến khả năng kháng insulin

Tiến sĩ Donovan cho rằng nghiên cứu đã cung cấp thông tin quan trọng:  "Tôi không nghĩ rằng bạn nên dừng sử dụng thuốc statin. Hầu hết mọi người có lẽ đang phát triển bệnh tim trước khi bị tiểu đường, và điều quan trọng là phải điều trị các yếu tố nguy cơ khi bạn có thể".

Mặc dù không thuộc đối tượng nghiên cứu, nhưng những người đã bị tiểu đường týp 2 nên được theo dõi chặt chẽ để tránh tăng lượng đường trong máu khi bắt đầu dùng statin, tiến sĩ Crandall cho biết. "Bằng chứng cho đến nay là khá hạn chế, nhưng chắc chắn có những báo cáo về lượng đường trong máu cao hơn khi ai đó bắt đầu dùng statin".

Bà cũng cho rằng mức đường huyết có thể không phải là mối lo ngại lớn cho những người không bị tiểu đường hoặc có yếu tố nguy cơ mắc bệnh tiểu đường khi bắt đầu dùng statin. Những yếu tố nguy cơ bao gồm thừa cân, tuổi già huyết áp cao và tiền sử gia đình bị tiểu đường.

Có nhiều người trên 50 tuổi mắc tiền tiểu đường mà không biết.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật