Giải mã 10 âm thanh cơ thể thường xuyên xuất hiện báo hiệu đến vấn đề sức khỏe

Chắc hẳn, trong cuộc đời của mỗi người, chúng ta không thể đếm xuể số lần những âm thanh xuất phát từ bên trong cơ thể như tiếng bụng sôi ùng ục, tiếng xì hơi, ù tai, ợ hơi,… Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc về những âm thanh ấy chưa? Nếu bạn cũng đang rất tò mò về nguồn gốc sản sinh và làm thế nào để ngăn chặn ra thứ âm thanh khó chịu ấy thì hãy cùng tìm hiểu ngay dưới đây nhé.

1. Tiếng rít trong mũi

Khi luồng khí đi qua khoang mũi bị dịch nhầy cản trở, thì âm thanh này sẽ xuất hiện. Bạn có thể tự khắc phục bằng cách vệ sinh mũi thường xuyên, đặc biệt là khi bị cảm hoặc mắc các bệnh dị ứng Tuy nhiên, trong trường hợp tiếng rít xuất hiện sau khi bị chấn thương mũi, thì bạn cần gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, vì rất có thể nước mắt đã tràn vào các khoang sụn giữa hai cánh mũi.

Tiếng rít trong mũi chứng tỏ mũi có dịch nhầy

Tiếng rít trong mũi chứng tỏ mũi có dịch nhầy

2. Tiếng sột soạt trong tai

Tiếng sột soạt tạo ra trong tai cảm tưởng như có con côn trùng nhỏ bay vào thực chất là áp suất của máu khi lưu thông trong động mạchtĩnh mạch cổ phía sau tai. Thông thường, hiện tượng này xảy ra khi bạn bị dị ứng hoặc nhiễm trùng Do vòi Ơxtasơ nối liền tai – mũi – họng bị tắc nghẽn, nên âm thanh truyền vào tai bị “bóp nghẹt”. Bạn không cần quá lo lắng khi gặp hiện tượng này, vì vòi Ơxtasơ có cơ chế tự vệ sinh. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng bổ sung các loại thuốc kháng sinh hoặc thuốc thông mũi để thúc đẩy quá trình này.

3. Tiếng ù trong tai

Cơ chế sóng âm truyền đến tai sẽ được các tế bào lông chuyển hóa thành các tín hiệu điện truyền về não nhờ hệ thống vòng xoắn ốc nằm trong tai giữa. Quá trình này diễn ra thường xuyên và liên tục ngay cả khi tai không tiếp nhận âm thanh mới. Thế nên, việc thỉnh thoảng bạn vẫn bị ù tài là chuyện bình thường. Nhưng nếu tình trạng này kéo dài liên tục quá hai ngày kèm theo đau rát và chóng mặt bạn cần đi khám ngay vì nhiều khả năng bạn đang bị nhiễm trùng tai hoặc gặp các vấn đề về thần kinh.

4. Tiếng hắt hơi

Chúng ta không thể đếm hết số lần hắt hơi trong cuộc đời mình và đây là kết quả của quá trình phản xạ tự nhiên truyền từ nào đến hệ thống cơ hoành Nó xuất hiện khi có dị vật, bụi bẩn hoặc mùi lạ tiếp xúc với khoang mũi. Nếu bạn để ý, tiếng hắt hơi của mỗi người là khác nhau vì nó tùy thuộc vào dung tích phổi, kích thước khí quản và lực của các cơ bụng. Khi thấy hiện tượng này xảy ra thường xuyên và kéo dài thì bạn nên đi khám vì có thể đang mắc phải một loại bệnh dị ứng nào đó.

Cơ thể bạn có thể bị dị ứng nếu hắt hơi thường xuyên

Cơ thể bạn có thể bị dị ứng nếu hắt hơi thường xuyên

5. Tiếng ợ hơi

Đây là thứ âm thanh quá đỗi thường trực với con người. Nó xuất hiện khi không khí trào ngược từ dạ dày đến khoang miệng và là hiện tượng bình thường trong quá trình hít thở qua đường miệng. Lời khuyên dành cho bạn là nên ăn chậm, tránh mở miệng to khi giao tiếp và ngừng uống thức uống có gas để hạn chế hiện tượng này. Trường hợp bạn cảm thấy nóng ngực đau họng khi ợ thì có thể đã mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản

6. Nấc cụt

Cảm giác bị nấc cụt không hề dễ chịu một chút nào, hiện tượng này xảy ra khi cơ hoành co thắt khiến luồng không khí đi vào phổi bị chặn lại bởi các dât thanh môn. Âm thanh này thường xuất hiện khi bạn rơi vào cảm giác hồi hộp, hoặc tác dụng phụ của thuốcchướng bụng sau bữa ăn no. Để chấm dứt nó, bạn có thể nín thở để tăng nồng độ carbon diocide trong phổi, giúp hệ thống cơ hoành được ổn định và thả lỏng. Trường hợp tình trạng nấc cụt kéo dài hơn 48 giờ thì có nhiều khả năng bạn đang mắc phải các vấn đề liên quan đến hệ thần kinh trung ương dẫn đến việc dây thần kinh bị kích ứng quá mức.

7. Tiếng sôi bụng ùng ục

Khi bụng bạn phát ra âm thanh sôi ùng ụng thì chứng tỏ dạ dày bạn đang tiêu hó những phần cuối cùng của bữa ăn và bạn nên nạp thêm năng lượng cho cơ thể. Âm thanh này xuất hiện khi hệ thống cơ co bóp tác động lên không khí và chất lỏng trong quá trình tiêu hóa Trường hợp bụng sôi kèm theo hiện tượng chuột rút đau hoặc buồn nôn thì có thể bạn đã bị tắc ruột Lúc này cần nhanh chóng đi gặp bác sĩ để chẩn đoán và điều trị.

8. Tiếng xì hơi

Tiếng xì hơi là dấu hiệu vi khuẩn đường ruột đang tiêu hủy thức ăn

Tiếng xì hơi là dấu hiệu vi khuẩn đường ruột đang tiêu hủy thức ăn

Khi bạn gặp hiện tượng cơ thể xì hơi, thì đây là dấu hiệu cho thấy các vi khuẩn đường ruột đang phân hủy thức ăn chứa nhiều chất xơ Quá trình này sẽ giải phóng một lượng lớn khí nitơ, metan, hydrogen và đưa chúng ra ngoài qua trực tràng Nếu sau khi ăn các thực phẩm từ sữa bạn bị xì hơi kèm theo chuột rúttiêu chảy thì có thể bạn đã nạp một lượng lớn quá mức được lactose Khi hiện tượng này xuất hiện sau khi uống soda hoặc nước ép trái cây có thể bạn đang mắc chứng rối loạn tiêu hóa cụ thể kém hấp thụ fructose.

9. Tiếng cót két ở các khớp xương

Thỉnh thoảng, chúng ta vẫn nghe thấy các khớp xương tạo ra âm thanh khi vận động. Đừng quá lo lắng, đây là hiện tượng bình thường bởi các khớp luôn được bôi trơn bằng chất lỏng. Khi bạn bất ngờ đứng lên và ngồi xuống, áp suất ở các khớp nối sẽ thay đổi và hình thành các bọt bóng nhỏ trong lớp dịch bôi trơn. Chính tiếng nổ của các bọt bóng tạo ra âm thanh cót két mà bạn vẫn thường nghe. Nhưng nếu cảm thấy đau cơ căng cơ khi nghe âm thanh này, thì rất có thể bạn đã bị đứt dây chằng gãy xương hoặc chấn thương sụn.

10. Tiếng xì hơi ở bộ phận sinh dục nữ

Có vẻ như đây là âm thanh nhạy cảm nhất. Nó xuất hiện khi không khí bị mắc kẹt ở cửa âm đạo, sau đó bị đẩy ra ngoài trong quá trình quan hệ. Bạn nên tích cực luyện tập các bài tập tăng cường độ dẻo dai của xương chậu nhằm cản khí đi vào âm đạo, tránh xảy ra hiện tượng này. Nhưng nếu hiện tượng này xảy ra kèm theo mùi hôi, bạn nên thăm khám để được chẩn đoán phẫu thuật, vì có thể bạn đang có một lỗ rò ở trực tràng – âm đạo.

Cơ thể bạn thường xuyên phát ra âm thanh nào nhất trong số 10 loại điển hình ở trên? Nếu có thì hãy bắt tay vào việc khắc phục ngay nhé, vì nó không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của bạn nữa đấy!

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật