Những lưu ý dùng thuốc phối hợp trị cảm và ho cho trẻ
Dấu hiệu để phát hiện bệnh viêm màng ngoài tim co thắt sớm
Nấm phổi: Thường gặp nhưng dễ bỏ qua gây nguy hiểm khôn lường
Các loại thuốc phối hợp trị cảm và ho
Thuốc phối hợp trị cảm và ho cho trẻ em bao gồm các nhóm thuốc: thuốc giảm đau hạ sốt có phối hợp thuốc giảm ho, thuốc làm loãng đờm, kháng histamin và nhóm thuốc chống sung huyết. Hầu hết các thuốc này được bán rộng rãi không cần đơn và thường được coi là an toàn, thậm chí có thể mua được với số lượng không hạn chế.
Chính vì vậy, đã có nhiều trường hợp cho trẻ dùng các loại thuốc trị cảm không đúng liều, lạm dụng thuốc, gây hậu quả nghiêm trọng. Ngay tại các nước y học phát triển hàng đầu thế giới như: Mỹ, Úc, Canada, châu Âu..., cơ quan y tế các nước này cũng đã tiến hành nhiều khảo sát và đưa ra các đánh giá về độ an toàn của thuốc điều trị các triệu chứng của cảm và ho cho trẻ em với nhận định: có các nguy cơ tiềm tàng khi sử dụng các thuốc này ở trẻ em.
Tác dụng phụ của thuốc điều trị ho và cảm đối với trẻ nhỏ
Những nhóm thuốc được sử dụng phổ biến nhất trong điều trị triệu chứng của ho và cảm là thuốc chống viêm hạ sốt kháng histamin chống sung huyết giảm ho long đờm hoặc các chế phẩm phối hợp những thành phần này, thường được coi là an toàn. Tuy nhiên, khi dùng ở trẻ em, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, chúng có thể gây ra không ít tác dụng phụ.
Các thuốc co mạch đường uống như pseudoephedrin hydrochloride và ephedrin có thể kích thích hệ thần kinh trung ương của trẻ gây ra các biểu hiện như run chân tay, quấy khóc, vã mồ hôi nôn trớ và nhịp tim nhanh.
Những thuốc kháng histamin thế hệ 1 như diphenhydramin hydrochloride, chlorpheniramin maleate có thể qua hàng rào máu não của trẻ gây tác dụng an thần và làm mờ triệu chứng của bệnh. Ngoài ra, ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, các thuốc này còn có thể gây hội chứng kích thích.
Các thuốc giảm ho như dextromethorphan hydrobromid, codein có thể làm cho trẻ vật vã, quấy khóc, tăng trương lực cơ nôn mửa và táo bón
Sử dụng phối hợp đồng thời các nhóm thuốc trên có thể làm tăng nguy cơ của các phản ứng phụ. Bên cạnh đó, một số nhóm thuốc có thể có những phản ứng phụ giống nhau. Khi dùng chung các thuốc đó với nhau, các phản ứng này có thể sẽ nặng lên do sự cộng gộp.
Cảnh giác với thành phần paracetamol
Paracetamol (tên khác là acetaminophen) là hoạt chất chính trong nhiều loại thuốc hạ sốt giảm đau hoặc các loại thuốc phối hợp các thành phần làm giảm các triệu chứng của cảm và dị ứng trong đó có cả các loại thuốc cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, cũng chính vì bản thân hoạt chất có nhiều tên gọi khác nhau, lại có mặt trong nhiều loại thuốc khác nhau nên việc sử dụng cho trẻ nhỏ cũng cần đặc biệt lưu ý để tránh những tai biến khi dùng thuốc Không ít người nhầm lẫn nghĩ là paracetamol và acetaminophen là hai thuốc khác nhau nên muốn con chóng khỏi bệnh đã cho uống hai loại thuốc có 2 thành phần trên, dẫn đến quá liều và gây hại cho trẻ, thậm chí dẫn đến ngộ độc paracetamol với các biểu hiện ban đầu gồm: chán ăn buồn nôn nôn, khó chịu và vã mồ hôi Biểu hiện nặng hơn là: vàng da hạ đường huyết thoái hóa não suy thận các vấn đề về tim và rối loạn đông máu
Những lưu ý khi phối hợp thuốc trị cảm và ho
Chỉ cho trẻ dùng thuốc khi thật cần thiết. Trong nhiều trường hợp, tình trạng của trẻ chưa đến mức phải dùng thuốc nhưng cha mẹ vẫn cho con uống thuốc ho cảm khiến một số trẻ bị dị ứng ngộ độc với thuốc và có hại cho gan thận.
Đối với các loại thuốc cảm có phối hợp với các chất chống dị ứng phải hết sức thận trọng. Cần hạn chế cho trẻ em dưới 6 tuổi dùng thuốc ho và cảm chứa thuốc kháng histamin Một số cha mẹ cho trẻ nhỏ dùng thuốc của người lớn càng nguy hiểm hơn. Vì vậy, nhất định phải chọn loại thuốc dành riêng cho trẻ em. Không nên lạm dụng các loại thuốc phối hợp nhiều thành phần. Nên chọn những loại thuốc có thành phần đơn chất có tác dụng giảm đau hạ sốt như paracetamol hay ibuprofen.
Các bậc phụ huynh chú ý, trước khi dùng thuốc cho trẻ, phải đọc tất cả các nhãn thuốc cẩn thận và tuân theo hướng dẫn sử dụng. Nếu khó hiểu, hãy gọi cho dược sĩ hoặc bác sĩ để được giải thích. Không được cho trẻ em uống 2 hay nhiều thuốc có cùng hoạt chất trong cùng một lần. Hãy cảnh giác với nguy cơ dùng quá liều. Hầu hết các thuốc đều có thể nguy hiểm khi cho trẻ uống nhiều hơn liều lượng khuyên dùng. Nếu liều khuyến nghị không có tác dụng, tuyệt đối không uống nhiều hơn. Đặc biệt, việc dùng thêm thuốc không hề tốt hơn, bệnh không nhanh khỏi hơn như một số người suy nghĩ mà lại có thể nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
- Liệt kê 10 lí do khiến các bà mẹ muốn ở nhà chăm con (Chủ nhật, 16:05:06 02/08/2020)
- Âm nhạc: Không chỉ giúp giải trí mà còn là liều thuốc diệu... (Thứ sáu, 16:35:00 31/07/2020)
- Những điều cần biết về tiêm phòng vắc xin Bạch hầu - Ho gà... (Thứ năm, 16:06:08 30/07/2020)
- "Gu" đàn ông của phụ nữ của từng độ tuổi (Thứ Ba, 00:33:04 07/07/2020)
- Tổng kết ý nghĩa của 6 loại ác mộng phổ biến nhất (Thứ năm, 17:00:04 28/02/2019)
- 7 quái vật kinh dị có thể "tung tăng" trong cơ thể bạn (Thứ năm, 16:10:09 28/02/2019)
- Kiểm tra "chất lượng" đi vệ sinh để đảm bảo sức... (Thứ năm, 15:40:01 28/02/2019)
- Nâng mũi bằng kẹp: Đẹp đâu chẳng thấy chỉ thấy hại! (Thứ tư, 11:20:05 27/02/2019)
- Sưởi ấm bằng than: Đừng đùa giỡn với tính mạng! (Thứ tư, 09:10:04 27/02/2019)
- Những sự thật về "hóa chất hạnh phúc" dopamine bạn... (Thứ tư, 08:30:06 27/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:00 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:06 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:04 12/02/2023