Hướng dẫn cách ăn phòng thiếu máu đặc biệt là phụ nữ mang thai và trẻ em

Thiếu máu có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nam cũng như nữ, đặc biệt là phụ nữ mang thai và trẻ em. Tình trạng thiếu máu gây ảnh hưởng không ít đến sức khỏe và tạo cơ hội cho bệnh khác phát triển.

Ở điều kiện sinh lý bình thường, trong máu có 3 loại tế bào là hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Bạch cầu giữ vai trò giúp cơ thể để chống lại các tác nhân gây bệnh như: vi khuẩn hay virút. Tiểu cầu để giúp tạo cục máu đông, để chống xuất huyết. Hồng cầu chuyên chở oxy tới cung cấp cho các tế bào và các mô trong cơ thể.

Thành phần chủ yếu của hồng cầu là hemoglobin, còn gọi là huyết sắc tố, viết tắt là Hb. Hemoglobin là một hợp chất phức tạp chứa sắt, có khả năng thu nhập, lưu giữ và phóng thích oxy trong cơ thể. Vì vậy, hemoglobin là thành phần quan trọng trong sự vận chuyển khí của máu, có khả năng kết hợp với oxy, chất dinh dưỡng để theo hồng cầu vận chuyển đi đến các mô của sinh vật, nuôi sống tế bào Để tạo thành hemoglobin trong hồng cầu, cơ thể cần chất sắt vitamin B12, axít folic và các chất dinh dưỡng khác từ thức ăn... Được gọi là thiếu máu khi nồng độ Hb thấp hơn:

- 13 g/dl (130 g/l) ở nam giới.

- 12 g/dl (120 g/l) ở nữ giới.

- 11 g/dl (110 g/l) ở người lớn tuổi.

Có nhiều nguyên nhân gây thiếu máu: thiếu máu cấp tính thường do các vết thương, đứt mạch máu chảy nhiều máu trong thời gian ngắn thiếu máu mãn tính có thể do cơ thể không sản xuất đủ hồng cầu do thiếu chất sắt; thiếu các loại vitamin nhất là axít folic và vitamin B12 hoặc là hậu quả của các căn bệnh như: ung thư HIV/AIDS, suy thận mãn, bệnh tủy xương bệnh hemoglobin... Tuy nhiên, trong cộng đồng thì thiếu máu do thiếu dinh dưỡng đặc biệt là thiếu sắt thiếu axít folic vitamin B12 là phổ biến hơn cả.

Để biết có thiếu máu hay không và mức độ thiếu máu chỉ cần làm một xét nghiệm đơn giản là công thức máu Xét nghiệm này có thể đếm được số hồng cầu trong máu và tính được lượng Hb trong máu. Giá trị bình thường thay đổi tùy theo phòng xét nghiệm, nhưng nhìn chung, số hồng cầu trong máu bình thường của người lớn trong khoảng 38 - 50% đối với nam, 35 - 45% đối với nữ hemoglobin bình thường của người lớn là từ 13,5 - 17,5 g/dL đối với nam, 12 - 15,5 g/dL với nữ. Số hồng cầu trong máu và hemoglobin thấp hơn bình thường cho thấy có thiếu máu Khi cần, các thầy thuốc có thể chỉ định làm thêm một số xét nghiệm khác để tìm nguyên nhân thiếu máu

Điều trị thiếu máu: sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra. Nữ giới thường gặp tình trạng thiếu máu hơn nam giới, việc có kinh nguyệtthai kỳ là những nguyên nhân thường gặp gây ra tình trạng thiếu máu. Thiếu máu ở phụ nữ mang thai là vấn đề nổi bật trong chăm sóc sức khỏe sinh sản và đang được đặc biệt quan tâm. Chu kỳ kinh hàng tháng khiến phụ nữ mất máu và giảm lượng hồng cầu trong cơ thể.

Khi mang thai nhu cầu chất sắt và axít folic tăng lên để tạo hồng cầu nhằm đáp ứng với việc tăng khối lượng máu để cung cấp đủ oxy và chất dinh dưỡng cho bào thai. Nếu chế độ dinh dưỡng không đúng và không đủ, người mẹ sẽ dễ bị thiếu máu do thiếu hụt các thành phần tạo máu như: sắt, axít folic.

Bên cạnh đó, một số phụ nữ sợ béo phì nên thường ăn uống kiêng khem chế độ ăn không đầy đủ cũng là một nguyên nhân gây thiếu hụt nguyên liệu tạo máu và gây thiếu máu.

Triệu chứng: thiếu máu gây nên tình trạng thiếu oxy ở các tổ chức, đặc biệt ở một số cơ quan như: tim não làm cho người thiếu máu thường cảm thấy mệt mỏi suy nhược chóng mặt hoa mắt, uể oải tay chân khó thở khi gắng sức niêm mạc nhợt nhạt biểu hiện rõ nhất là ở môi hay mí mắt, thiếu tập trung, giảm năng suất lao động. Ở thai phụ, thiếu máu tăng nguy cơ đẻ non, đẻ con nhẹ cân, con có nguy cơ bị khuyết tật hay tử vong dễ bị chảy máu nhiễm trùng ở thời kỳ hậu sản giảm tạo sữa sau sinh… Nếu không điều trị kịp thời, tình trạng thiếu máu nặng và kéo dài có thể gây ra những hậu quả nguy hiểm như: mệt mỏi không thể làm các công việc hay sinh hoạt thường ngày, gây tăng nhịp tim hay rối loạn nhịp tim…

Để phòng ngừa thiếu máu: mỗi người trong chúng ta cần có ý thức ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng chú trọng ăn các thực phẩm giàu sắt và axít folic như: thịt, cá trứng sữa, các loại đậu đỏ rau xanh như: dền, muống, ngót, đay, lang…; các chế phẩm đậu nành giúp bổ sung vitamin B12. Ăn các loại trái cây nhiều vitamin C cũng giúp tăng cường sức đề kháng và tăng khả năng hấp thu sắt. Ngoài việc tăng cường ăn uống, nên bổ sung hàng ngày viên sắt kết hợp axít folic; uống viên sắt giữa hai bữa ăn hoặc vào bữa tối trước khi đi ngủ; không uống kèm với nước trà hay sữa.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật