Những kiến thức về bệnh tay chân miệng khi vài "mùa" bạn nên biết

Đối với khí hậu nước ta, vào tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 11 là mùa của bệnh tay chân miệng. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, trẻ dưới 1 tuổi mắc bệnh thường có biến chứng nặng. Bệnh khá dễ nhận biết và ở mức độ nhẹ có thể điều trị tại nhà bằng các dung dịch chống nhiễm khuẩn và chăm sóc dinh dưỡng tốt.

Bệnh tay chân miệng và các mức độ của bệnh

PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng Khoa nhi bệnh viện Bạch Mai cho biết bệnh tay chân miệng do nhóm virut đường ruột gây nên như Coxsackievirus, Enterovirus 71 và các virút ruột khác. Ở nước ta, trong thời gian gần đây thường gặp trường hợp bệnh tay chân miệng do enterovirut 71 gây ra và có thể gây nên những biến chứng ở não (viêm não màng não) tim (suy tim thoát quản, shock), phổi (viêm phổi gây suy hô hấp)... Bệnh có thể phân chia thành 4 mức độ từ nhẹ đến nặng khác nhau. Ở độ 1, trẻ có biểu hiện loét miệng hoặc sang thương ở da. Độ 2 có dấu hiệu rung giật cơ bứt rứt, chới với. Độ 3, trẻ yếu liệt chi, liệt các dây thần kinh sọ co giật hôn mê

Độ 4 có suy hô hấp phù phổi tăng huyết áp trụy mạch. Bệnh có thể nhầm với dị ứng da viêm da mủ hay thủy đậu Do bệnh chủ yếu là lành tính, có thể khỏi trong vòng 5-7 ngày nên khi thấy trẻ có biểu hiện bệnh, phụ huynh không nên quá lo lắng mà cần theo dõi trẻ thật sát sao, tỉ mỉ. Khi thấy trẻ có những dấu hiệu khó ngủ quấy khóc liên tục giật mình lúc đang thức hay lúc bắt đầu thiu thiu ngủ, trẻ có thể biểu hiện hoảng hốt, nói lảm nhảm, chới với, run chi co giật sốt rất cao, nôn ói nhiều, da nổi bong bóng nước, có nhiều trường hợp trẻ có mạch nhanh nhưng không sốt cao, yếu tay chân méo miệng thì rất có thể trẻ đã bị biến chứng của bệnh tay chân miệng Để tránh biến chứng đáng tiếc thì việc theo dõi diễn biến của bệnh cũng như chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ đóng vai trò hết sức quan trọng. Tuy nhiên, bác sĩ cũng khuyến cáo có những trẻ mắc bệnh tay chân miệng nhưng ít triệu chứng hoặc không có các dấu hiệu dễ nhận thấy như nổi mụn nước mà có những dấu hiệu bất thường kể trên thì cũng cần đưa ngay trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán theo dõi và điều trị đúng.

Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ mắc tay chân miệng thế nào?

Khi mắc bệnh tay chân miệng, trẻ thường biếng ăn bỏ ăn do các vết loét trong niêm mạc miệng gây đau Do đó, phụ huynh cần đặc biệt chú ý và khéo léo trong việc chăm sóc trẻ giai đoạn này. Không cho trẻ ăn thức ăn nóng, cứng hay ép trẻ ăn như bình thường mà nên thay bằng những thực phẩm lỏng, mềm, mát như sữa bột dinh dưỡng sữa chua phô mai để trẻ có cảm giác dễ chịu khi thức ăn đi qua vết loét. Không nên cho trẻ ăn bằng thìa có cạnh sắc nhọn mà nên sử dụng thìa nhựa, thìa fíp nhằm tránh đụng vào vết loét ở miệng, môi khiến trẻ sợ hãi khi ăn.

Cha mẹ trẻ cũng cần cho trẻ ăn thành nhiều bữa trong ngày và ăn đa dạng các loại thực phẩm nâng cao thể trạng và sức đề kháng cho trẻ. Ngoài ra, cần cho trẻ vệ sinh răng miệng thường xuyên bằng nước muối pha loãng, sử dụng thêm vitamin C vitamin PP vitamin A kẽm theo hướng dẫn để hỗ trợ da niêm mạc mau lành trẻ mắc tay chân miệng cần được nghỉ học, cách ly với cộng đồng, tránh để bệnh lây lan qua chất tiết mũi, miệng nước bọt lúc trẻ bệnh ho hắt hơi

Hiện nay chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh tay chân miệng, nên việc phòng bệnh là quan trọng bằng cách vệ sinh thân thể cho trẻ luôn sạch sẽ, rửa tay thường xuyên, nhất là sau mỗi lần thay tã cho trẻ, có thể hạ thấp nguy cơ nhiễm bệnh Tại những nơi tổn thương có thể được làm sạch trước tiên bằng nước xà phòng sau đó sát khuẩn bằng dung dịch chứa chlor. Tránh các tiếp xúc thân mật với người bệnh như hôn, vuốt ve, dùng chung dụng cụ...

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật