Tuyệt đối không được bẻ thuốc của người lớn cho trẻ sử dụng

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới việc dùng thuốc điều trị bệnh cho trẻ không đúng đã gây ra nhiều hệ luỵ như bệnh không khỏi, trẻ bị ngộ độc thuốc, gặp các tác dụng phụ có hại của thuốc, và làm ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ sau này…

Những cách dùng sai

Tự chẩn bệnh rồi kê đơn thuốc: Khi trẻ bị ốm, vì nhiều lý do nên người lớn đã tự  “chẩn bệnh” rồi “kê đơn” dùng thuốc cho trẻ, nhất là với các bệnh về đường hô hấp như ho sốt viêm họng… kháng sinhthuốc bị lạm dụng nhiều nhất trong cộng đồng để điều trị các bệnh này. Thực tế cho thấy, phần lớn các bệnh trên là do virus nên việc dùng kháng sinh là không cần thiết, vừa tốn kém, vừa tạo điều kiện cho vi khuẩn kháng thuốc và nguy cơ gặp các tác dụng phụ có hại của thuốc…

Dùng thuốc không đúng bệnh: Cũng do việc tự chẩn bệnh nên việc dùng thuốc đôi khi là không đúng bệnh đã gây hậu quả khó lường. Ví dụ vitamin D hiện nay có mặt rất nhiều trong các loại thuốc bổ tổng hợp (tăng cường sức khoẻ). Các thuốc này thường không cần kê đơn và người bệnh lại mua chúng một cách dễ dàng. Nếu dùng đúng bệnh, đúng liều (với những trẻ bị thiếu) sẽ làm cho xương phát triển, đứa trẻ sẽ cao hơn và không bị còi xương Ngược lại nếu dùng không đúng đối tượng (trẻ không thiếu), không đúng liều (quá liều) sẽ làm cho đứa trẻ bị ngộ độc như nôn, trớ co giật nếu quá liều nữa sẽ làm cho đứa trẻ bị lùn đi do xương bị cốt hoá nhanh mà không phát triển dài ra được vitamin A rất cần đối với trẻ suy dinh dưỡng nhưng nếu dùng quá liều với trẻ còn bú sẽ làm cho trẻ bị ngộ độc như nôn, sốt, thóp phồng co giật vàng da Việc dùng thuốc bừa bãi đối với trẻ em còn làm ảnh hưởng tới quá trình phát triển cơ thể của trẻ.

Lấy thuốc của người lớn cho trẻ em dùng: Khi trẻ bị bệnh, nhiều người thường có thói quen lấy thuốc của người lớn cho trẻ em uống. Điều này dẫn tới việc dùng thuốc không đúng liều lượng (trong khi đó liều lượng dùng thuốc ở trẻ em là rất chặt chẽ, tính theo mg/kg cân nặng). Nếu không đủ liều sẽ không có hiệu quả chữa bệnh. Nếu quá liều rất dễ gây ngộ độc cho trẻ nhất là với trẻ nhỏ, đặc biệt đối với những thuốc có khoảng cách liều điều trị và liều gây độc thấp.

Hơn nữa có những thuốc không thể dùng cho trẻ. Ví dụ: Viên aspirin PH8 500mg không dùng cho trẻ dưới 12 tuổi (vì một số tính chất độc riêng cho trẻ), viên carbophos chứa than hoạt dùng chữa đầy hơi khó tiêu nếu dùng cho trẻ nhỏ dưới 3 tuổi nhất là trẻ chưa mọc răng không biết nhai có thể bị sặc, hoặc viên bactrim forte dùng cho người lớn với hàm lượng 0,48g nếu chia viên làm 4 phần rất khó chính xác nhưng nếu dùng nhầm cả viên cho trẻ em có thể gây ngộ độc như bí đái, hại thận. Vì vậy, đừng bắt trẻ phải dùng dạng thuốc của người lớn mà cố gắng tìm đến các dạng bào chế thích hợp dùng cho trẻ.

Dùng lại đơn thuốc cũ: Dùng lại đơn thuốc cũ cũng là tình trạng phổ biến ở một số bà mẹ. Khi bị các bệnh đường hô hấp trẻ hay bị tái đi tái lại. Tuy nhiên lần bị bệnh sau (mặc dù có cùng triệu chứng) nhưng tính chất của bệnh chưa chắc đã giống lần bệnh trước. Vì vậy, việc dùng đơn thuốc cũ sẽ không những không khỏi bệnh mà còn làm cho bệnh nặng thêm, mất cơ hội được điều trị đúng thời điểm nên việc chữa trị sẽ phức tạp hơn…

Dùng đúng như thế nào?

trẻ em các chức năng về gan thận, sinh dục... chưa hoàn chỉnh, cơ thể trẻ đang lớn và phát triển nên việc dùng thuốc ở trẻ em phải rất thận trọng. Để dùng thuốc một cách an toàn và hiệu quả cho trẻ cần chú ý những điều sau:

Đi khám bệnh để được dùng thuốc thích hợp: Khi trẻ bị bệnh hoặc nghi ngờ bị bệnh, người lớn không nên tự ý mua thuốc về điều trị cho trẻ, mà nên đưa trẻ tới các cơ sở y tế  để được thăm khám phát hiện bệnh, có chỉ định dùng thuốc, liều lượng và thời gian dùng thuốc thích hợp. Bác sĩ sẽ khám cụ thể trên từng bệnh nhân, xác định tình trạng bệnh và các yếu tố khác (ví dụ, trẻ có bị dị ứng với thuốc nào trước đó, trẻ có bị vàng da không…) để cân nhắc khi kê đơn thuốc. Trẻ em đặc biệt là trẻ nhỏ đáp ứng với thuốc khác với người lớn. Cần đặc biệt thận trọng ở giai đoạn sơ sinh (30 ngày đầu sau khi đẻ), liều lượng cần phải tính toán thật chính xác, vì ở thời kỳ sơ sinh, nguy cơ ngộ độc thuốc tăng lên nhiều do thận lọc kém hiệu quả, các enzym tương đối thiếu hụt, tính nhạy cảm với thuốc của các cơ quan đích rất khác nhau và đặc biệt hệ thống khử độc chưa hoàn chỉnh gây thải trừ chậm.

Liều lượng thuốc cho trẻ thường tính theo cân nặng (mg/kg cân nặng), cần phải được điều chỉnh theo đặc điểm dược động học riêng của từng thuốc, theo tuổi (yếu tố quyết định chính), tình trạng bệnh giới tính và theo nhu cầu của từng bệnh nhi. Nếu không có thể dẫn đến điều trị không hiệu quả hoặc có nguy cơ nhiễm độc.

Chọn dạng thuốc dùng thích hợp cho trẻ: Đối với trẻ nhỏ nên chọn dùng dạng thuốc lỏng như bột pha dung dịch, hỗn dịch, siro… Với trẻ lớn, nuốt được có thể dùng dạng thuốc cốm, thuốc viên…

Dùng đúng dụng cụ đong, đo có trong mỗi chai, lọ thuốc: Đối với trẻ em, các dạng thuốc lỏng, xi- rô hay được dùng như thuốc giảm đau thuốc cảm lạnh thuốc ho tiêu hóa và kèm theo  lọ (hộp) thuốc là dụng cụ để đo lường như thìa, cốc, ống nhỏ giọt, xi lanh… Những “thiết bị cung cấp liều lượng” này thường có những vạch đo lường đánh dấu số ml (minilit) trên chính thiết bị đó. Cần sử dụng các thiết bị cung cấp liều lượng đi kèm với mỗi loại thuốc này để đong thuốc mà không được sử dụng các dụng cụ đo lường khác như thìa chúng ta dùng ăn hàng ngày trong nhà bếp vì có thể sẽ cung cấp sai liều lượng thuốc. Không không bao giờ cho trẻ uống thuốc trực tiếp từ chai, lọ thuốc. Sau mỗi lần sử dụng thuốc cần đậy chặt nắp lọ, chai thuốc và để xa tầm với của trẻ, để tránh tình trạng trẻ bị ngộ độc thuốc do vô tình uống phải.

Đọc kỹ hưỡng dẫn sử dụng trước khi dùng: Dù là thuốc kê đơn hay thuốc không kê đơn, người lớn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng mỗi loại thuốc trước khi sử dụng cho trẻ. Cần tuân thủ cách dùng theo hướng dẫn này hoặc hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ. Biết chính xác trọng lượng của con, em mình để tính toán liều lượng dùng thuốc cho đúng. Không bao giờ được đoán trọng lượng của trẻ để ước lượng liều dùng. Trường hợp với những thuốc nếu liều không được liệt kê cho trọng lượng của trẻ, cần được sự tư vấn của bác sĩ hoặc dược sĩ.

Theo dõi chặt chẽ những phản ứng phụ của thuốc: Có hai loại phản ứng: phản ứng nhanh (sốc phản vệ xẩy ra ngay tức khắc) và phản ứng muộn (thường xẩy ra trong thời gian sau đó thậm chí có thể xuất hiện sau 10-15 ngày dùng thuốc). Nếu trong quá trình dùng thuốc thấy trẻ xuất hiện các triệu chứng (hoặc các biểu hiện) bất thường hoặc bệnh nặng hơn… cần thông báo cho bác sĩ biết để được xử trí kịp thời.

Ngoài ra, đối với các loại  thuốc nước chế sẵn phù hợp với trẻ nhỏ nhưng thuốc pha có chứa nhiều đường có khả năng gây sâu răng không dùng thuốc dài ngày. Không trộn thuốc vào bình sữa hoặc thức ăn của trẻ vì thuốc có thể tương tác với sữa hoặc các thức ăn. Hơn nữa sẽ làm cho số lượng thuốc đưa vào cơ thể có thể bị thiếu hụt nếu trẻ không dùng hết sữa hoặc thức ăn chứa trong bình.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật