Sandostatin và các thông tin cơ bản mà bạn đọc cần chú ý

Sandostatin được chỉ định trong bệnh to viễn cực đáp ứng không đầy đủ với phẫu thuật/xạ trị, không có khả năng hay không muốn phẫu thuật, giai đoạn chờ đến khi xạ trị đạt tác dụng hoàn toàn... Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin cơ bản về thuốc cho bạn đọc.

Thông tin cơ bản về thuốc Sandostatin

+ Nhà sản xuất: Novartis Pharma.

+ Nhà phân phối: Phytopharma/Zuellig Pharma.

+ Thành phần: octreotide

Sandostatin là thuốc điều trị bệnh to viễn cực

Sandostatin là thuốc điều trị bệnh to viễn cực

1. Chỉ định, công dụng

+ Bệnh to viễn cực đáp ứng không đầy đủ với phẫu thuật/xạ trị, không có khả năng hay không muốn phẫu thuật, giai đoạn chờ đến khi xạ trị đạt tác dụng hoàn toàn.

+ Làm giảm triệu chứng do khối u chức năng thuộc hệ nội tiết dạ dày - ruột - tụy (GEP).

tiêu chảy kéo dài liên quan AIDS. Phòng ngừa biến chứng sau phẫu thuật tụy Điều trị cấp cứu ngưng chảy máu & tránh xuất huyết tái phát do giãn tĩnh mạch dạ dày - thực quản do xơ gan (kết hợp điều trị đặc hiệu như làm liệu pháp xơ hóa qua nội soi).

2. Liều dùng, hướng dẫn sử dụng

+ Bệnh to viễn cực: ban đầu 0.05 - 0.1mg tiêm dưới da mỗi 8 giờ hoặc 12 giờ. Chỉnh liều theo đánh giá lượng GH & IGF-1 hàng tháng, triệu chứng lâm sàng & khả năng dung nạp, tốt nhất 0.3mg/ngày, tối đa 1.5mg/ngày. Nếu GH không giảm & triệu chứng không cải thiện sau 3 tháng, nên ngừng điều trị.

khối u thuộc hệ nội tiết đường dạ dày - ruột - tụy: ban đầu 0.05 mg, 1 hoặc 2 lần/ngày, tiêm dưới da. Phụ thuộc đáp ứng, nồng độ hormone do khối u tiết ra & khả năng dung nạp, liều có thể tăng dần lên tới 0.1 - 0.2mg, 3 lần/ngày. Chỉnh liều duy trì tùy từng trường hợp.

tiêu chảy kéo dài liên quan AIDS: khởi đầu 0.1mg ngày 3 lần tiêm dưới da; chỉnh liều dựa trên đánh giá lượng phân & khả năng dung nạp, có thể tăng tới 0.25mg ngày 3 lần; nếu tình trạng không cải thiện trong vòng 1 tuần, nên ngưng điều trị. Biến chứng sau phẫu thuật tụy: 0.1mg x 3 lần/ngày tiêm dưới da 7 ngày liên tiếp, bắt đầu vào ngày phẫu thuật ít nhất 1 giờ trước mổ.

+ Xuất huyết do giãn tĩnh mạch thực quản dạ dày: 25μg/giờ truyền tĩnh mạch liên tục 5 ngày, có thể tăng tới 50μg/giờ.

3. Quá liều

Rất ít các trường hợp dùng quá liều Sandostatin một cách ngẫu nhiên ở người lớn và trẻ em được báo cáo. Ở người lớn, các liều trong khoảng từ 2.400-6.000μg/ngày truyền liên tục (100-250μg/giờ) hoặc tiêm dưới da (1.500 μg, 3 lần/ngày). Các tác dụng phụ được báo cáo là loạn nhịp, hạ huyết áp ngừng tim giảm oxi máu não viêm tụy viêm gan thoái hóa mỡ tiêu chảy mệt mỏi ngủ lịm, sút cân gan to và nhiễm acid lactic

Ở trẻ em, các liều trong khoảng từ 50-3.000 μg/ngày truyền liên tục (2,1-500 μg/giờ) hoặc tiêm dưới da (50-100 μg). Tác dụng phụ duy nhất được báo cáo là tăng đường huyết nhẹ.

Không có các tác dụng phụ không được dự đoán trước được báo cáo ở bệnh nhân ung thư dùng Sandostatin với liều 3.000-30.000 μg/ngày chia liều tiêm dưới da.

Điều trị: Xử trí quá liều là điều trị triệu chứng.

4. Chống chỉ định

Quá mẫn với thành phần thuốc.

5. Thận trọng

Bệnh nhân u đảo tụy, đái đường týp I&II phụ nữ có thai (chỉ dùng khi thật cần thiết), nuôi con bú (không nên cho con bú). Giám sát chức năng giáp nếu điều trị kéo dài. Chỉnh liều thuốc chẹn beta thuốc chẹn kênh calci hoặc thuốc kiểm soát cân bằng dịch và chất điện giải trường hợp nhịp tim chậm. Kiểm tra sỏi túi mật Sandostatin có thể ảnh hưởng sự điều hòa glucose do ức chế hormone tăng trưởng glucagon & insulin Theo dõi nồng độ glucose trong máu trên bệnh nhân giãn tĩnh mạch thực quản gây xuất huyết, nồng độ vit B12 ở bệnh nhân có tiền sử bị thiếu hụt vit B12, bệnh nhân có khối u tuyến yên bài tiết GH (có thể phát triển gây biến chứng nặng).

6. Phản ứng phụ

+ Rất hay gặp: tiêu chảy đau bụng buồn nôn táo bón đầy hơi; đau đầu; bệnh sỏi mật; tăng đường huyết; đau tại chỗ tiêm.

+ Hay gặp: khó tiêu nôn chướng bụng phân mỡ, phân lỏng, phân bạc màu; chóng mặt; giảm năng tuyến giáp rối loạn chức năng tuyến giáp; viêm túi mật bùn mật, tăng bilirubin huyết; hạ đường huyết hấp thu glucose bị suy giảm chán ăn nồng độ transaminase tăng; ngứa, ban đỏ, rụng lông tóc; khó thở; nhịp tim chậm.

+ Ít gặp: mất nước nhịp tim nhanh.

Một phản ứng phụ rất hay gặp là bệnh sỏi mật

Một phản ứng phụ rất hay gặp là bệnh sỏi mật

7. Tương tác

Sandostatin làm giảm hấp thu ciclosporin, làm chậm hấp thu cimetidine đường tiêu hóa; làm tăng sinh khả dụng bromocriptine. Thận trọng dùng phối hợp thuốc chuyển hóa chủ yếu bởi CYP3A4 và có chỉ số điều trị thấp.

8. Phân loại (US) thai kỳ

Mức độ B: Các nghiên cứu về sinh sản trên động vật không cho thấy nguy cơ đối với thai nhưng không có nghiên cứu kiểm chứng trên phụ nữ có thai; hoặc các nghiên cứu về sinh sản trên động vật cho thấy có một tác dụng phụ (ngoài tác động gây giảm khả năng sinh sản) nhưng không được xác nhận trong các nghiên cứu kiểm chứng ở phụ nữ trong 3 tháng đầu thai kỳ (và không có bằng chứng về nguy cơ trong các tháng sau).

9. Trình bày, đóng gói

Sandostatin Dung dịch tiêm 0.1mg/mL: 1 mL x 5 × 1's.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật