Báo động loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh gia tăng

Loãng xương là bệnh lý của xương làm giảm tỉ trọng khoáng chất của xương kết hợp với sự hư biến cấu trúc của xương làm cho xương mỏng mảnh và yếu đến mức rất dễ gãy dù bị chấn thương rất nhẹ, thậm chí có thể gãy tự nhiên. Bệnh thường gặp ở người cao tuổi, nhất là nữ giới sau mãn kinh và là nguyên nhân dẫn đến gãy xương, tàn phế, giảm tuổi thọ nếu không biết cách phòng ngừa.

Nguyên nhân gây loãng xương?

Loãng xương có thể do tiên phát hoặc do thứ phát.

Loãng xương tiên phát (týp 1): Xảy ra ở phụ nữ sau mãn kinh: Xuất hiện từ trên 5 năm sau tuổi mãn kinh còn gọi là loãng xương sau mãn kinh. Trong 5-10 năm đầu của thời kỳ mãn kinh, tốc độ mất xương có thể lên đến 2-4% khối lượng xương mỗi năm.

Đặc trưng của loãng xương này là sự mất xương chủ yếu ở xương xốp và thường gây ra gãy lún các đốt sống, gãy đầu dưới xương quay. Trong loãng xương sau mãn kinh ngoài thiếu hụt Estrogen người ta còn thấy tăng đào thải canxi qua thận suy giảm hoạt động vitamin D3 dẫn tới giảm hấp thu canxi ở ruột.

Loãng xương tiên phát (týp 2): Xảy ra do quá trình thoái hóa xương sinh lý, liên quan đến tuổi, xuất hiện ở nữ nhiều gấp 2 lần nam, là hậu quả của sự mất xương chậm trong vòng vài chục năm, biểu hiện chính là gãy cổ xương đùi, gãy lún các đốt sống do tổn thương xuất hiện đồng đều trên cả xương đặc (vỏ xương) cũng như xương xốp (bè xương). Loại loãng xương này liên quan tới hai yếu tố quan trọng là giảm hấp thu canxi, giảm chức năng tạo cốt bào, dẫn tới cường cận giáp trạng thứ phát.

Loãng xương thứ phát: Được phát hiện ở cả hai giới và thường là hậu quả của một số bệnh hoặc thói quen xấu ảnh hưởng tới rối loạn chuyển hóa chất khoáng của xương.

Biểu hiện thường gặp khi có nguy cơ loãng xương:

Đau cột sống: Đau cột sống lưng hoặc cột sống thắt lưng cấp xảy ra sau 1 tuần và tương ứng với việc nén xương đột ngột do gắng sức nhẹ, ngã hoặc một động tác sai.

Biến dạng cột sống: thường nặng và sau nhiều năm mới xảy ra, lưng còng, xẹp đốt sống, chiều cao giảm dần theo tuổi (sự giảm này có thể bằng hoặc giảm quá 12cm). Khi sờ có thể thấy các xương sườn ở cuối cùng chạm mào chậu.

Gãy xương: thường ở phần thấp cẳng tay, cổ xương đùi, cổ xương cánh tay, xương sườn và cột sống.

Báo động loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh

Như vậy, phụ nữ sau mãn kinh phải chịu 2 nguyên nhân gây mất xương, dẫn tới tốc độ mất xương xảy ra nhanh hơn nhiều lần. Do đó, loãng xương sẽ đến rất nhanh, thường bị nặng hơn và hậu quả cũng nghiêm trọng hơn.

Tuổi thọ trung bình của phụ nữ Việt Nam hiện nay khoảng 72,4 (Tổng điều tra dân số 2009 – Tổng cục thống kê VN). Điều này có nghĩa, khoảng 1/3 cuộc đời của phụ nữ Việt Nam là Cuộc sống sau mãn kinh. Theo khảo sát, có đến 70,1% phụ nữ sau mãn kinh bị đau nhức xương khớp có thể dẫn tới gãy xương phải nằm bất động hoặc tử vong sớm,  ảnh hưởng tới cuộc sống của chính họ và những người xung quanh.

Điều trị và phòng bệnh

Điều trị bệnh loãng xương bao gồm những biện pháp như: thuốc chống đau giãn cơ, vận động thể dục thể chất phù hợp (đặc biệt duy trì trọng lượng cơ thể, tập lưng thẳng, tập bụng). Đề phòng té ngã khi đi đứng chế độ ăn hợp lý, giảm hoặc ngưng các yếu tố nguy cơ, sử dụng nẹp lưng chỉnh hình, sử dụng thuốc điều trị thích hợp.

Phòng ngừa loãng xương sớm: Chúng ta cũng biết rằng, cùng với tuổi tác, canxi cũng giảm từ từ một cách không tránh được, từ 20-80 tuổi khối lượng xương mất theo tuyến tính khoảng 30%. Ở phụ nữ nặng hơn vì thêm rối loạn sau mãn kinh. Để phòng bệnh hiệu quả, các biện pháp sau đây cần được chị em đặc biệt quan tâm:

Liệu pháp hỗ trợ tích cực: Phòng và hỗ trợ điều trị thoái hóa xương và loãng xương bằng viên uống chứa các thành phần như canxi nano, D3, MK7 magie đồng, kẽm mangan boron, silic, DHA, Quercetin có trong thực phẩm chức năng viên uống. Nên uống liên tục hàng ngày hoặc thành từng đợt mỗi đợt 3 tháng, mỗi năm dùng 2-3 đợt.

Đối với phụ nữ tiền mãn kinh và đã mãn kinh (sau tuổi 40), ngoài viên uống Vững Cốt, nên uống bổ sung thêm Estrogen từ thảo dược  (EstroG 100) có trong thực phẩm chức năng viên uống. Nên uống liên tục hoặc thành từng đợt 3 tháng, mỗi năm uống 2-3 đợt.

Liệu pháp vận động: Thường xuyên vận động sẽ tăng hấp thu canxi tập cho xương chắc khỏe. Nếu càng ít vận động thì xương càng xốp, phản xạ của cơ bắp càng yếu và càng dễ té ngã gây đau lưng đau cột sống gãy xương

Khi đã bị loãng xương: Ít vận động sẽ làm nặng thêm tình trạng loãng xương, nên tránh bất động hoàn toàn.

Cần phải vận động thụ động và chủ động các chi để duy trì vận động các khớp và cơ, phòng các biến chứng nằm lâu. Lúc hết đau, phải vận động nhẹ cột sống, thở nhẹ và sâu dần tránh vận động quá mạnh có thể gây gãy xương. Nếu có thể cho bệnh nhân bơi từng đoạn ngắn.

Chế độ ăn: Chế độ ăn cần cung cấp đủ năng lượng và đủ. (thực phẩm giàu canxi và đạm là tôm, cua trứng sữa ).

Biện pháp thông minh nhất để phòng loãng xương ở tuổi sau mãn kinh người ta phải chú ý tới chế độ bổ sung canxi ăn uống và luyện tập từ khi còn trẻ.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật