Bất lợi khi dùng thuốc kháng sinh azithromycin, bạn có biết?
Củ hành - "Dũng sĩ" diệt khuẩn có ngay trong căn bếp nhà bạn
Cách đối phó lẹo mắt ở trẻ nhỏ đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả
Azithromycin thuộc nhóm thuốc kháng sinh macrolide. Thuốc này được dùng để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn như: viêm phổi, phế quản, mụn nhọt, áp-xe cơ, viêm tai giữa, các bệnh lây truyền qua đường tình dục... Tuy nhiên, thuốc có nhiều tác dụng phụ mà không phải ai cũng nhớ hết.
Lưu ý trước khi dùng azithromycin
Những người bị dị ứng với Azithromycin hoặc đã từng bị dị ứng với các loại thuốc tương tự, chẳng hạn erythromycin clarithromycin, telithromycin hoặc troleandomycin thì tuyệt đối không dùng thuốc này.
Để chắc chắn có thể dùng azithromycin một cách an toàn, bạn cần nói cho bác sĩ biết nếu có bất kỳ bệnh nào sau đây: người đã từng có vấn đề về gan vàng da bệnh thận nhược cơ nặng, rối loạn nhịp tim
Đối với phụ nữ có thai và cho con bú, vì chưa có nghiên cứu đầy đủ do vậy nếu dùng cần hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa. Đặc biệt, azithromycin không dùng cho trẻ em dưới 6 tháng tuổi. Đối với người lớn tuổi thuốc có thể gây rối loạn nhịp tim trong đó có nhịp tim nhanh đe dọa tính mạng, cho nên phải thận trọng khi dùng thuốc.
Dùng sao cho an toàn?
Bạn cần dùng azithromycin chính xác theo chỉ định của bác sĩ. Theo đó, bạn không nên dùng với liều lớn hơn hoặc nhỏ hơn hoặc kéo dài thời gian hơn so với đơn của bác sĩ. Mặt khác, bạn cần thực hiện theo hướng dẫn trên nhãn thuốc Cần chú ý rằng: liều lượng và thời gian điều trị bằng thuốc azithromycin có thể không giống nhau cho các bệnh loại nhiễm khuẩn khác nhau. Bạn có thể uống azithromycin khi đói hay no đều được. Khi dùng azithromycin, triệu chứng của bệnh có thể cải thiện trước khi hết liệu trình dùng thuốc Tuy nhiên, bạn vẫn phải uống thuốc đúng theo thời gian bác sĩ đã chỉ định trong đơn. Nếu bạn ngưng dùng thuốc khi chưa hết liệu trình, có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn và tạo điều kiện cho vi khuẩn kháng thuốc, gây nguy hiểm cho chính bạn. Azithromycin không có tác dụng điều trị nhiễm virut như cảm hoặc cúm.
Khi bạn quên uống một liều: nên dùng liều đó ngay khi nhớ ra. Nếu thời điểm nhớ ra gần với thời điểm uống liều tiếp theo (khoảng nửa giờ), thì bạn bỏ qua liều đã quên, mà chỉ uống liều tiếp theo. Bạn tuyệt đối không uống gộp 2 liều cùng lúc vì sẽ bị quá liều thuốc gây nguy hiểm cho bạn.
Nếu vì lý do nào đó bị quá liều, triệu chứng xảy ra là: buồn nôn, nôn tiêu chảy và khó chịu dạ dày Khi đó phải đưa ngay bệnh nhân đến bệnh viện để khám và điều trị kịp thời.
Những việc nên tránh khi dùng azithromycin
Nếu bạn đang dùng azithromycin thì không nên dùng các thuốc kháng acid có chứa nhôm hoặc magiê trong vòng 2 giờ trước hoặc sau khi dùng azithromycin. Các thuốc chứa nhôm và magiê là: gelusil, genaton, maalox, magnesia, mintox, mylagen, mylanta, rulox... Những thuốc kháng acid có thể làm cho azithromycin kém hiệu quả khi dùng chung cùng một lúc.
Nếu bị tiêu chảy hoặc phân có máu, bạn cần ngưng dùng azithromycin và gọi cho bác sĩ. Nhưng bạn không nên sử dụng thuốc chống tiêu chảy trừ khi có chỉ định của bác sĩ. Trong thời gian dùng thuốc, bạn cần tránh tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Vì azithromycin có thể làm cho bạn dễ bị cháy nắng do da mẫn cảm với ánh nắng. Vì vậy, bạn nên mặc quần áo dài tay để bảo vệ da và sử dụng kem chống nắng khi ra ngoài trời nắng.
Tác dụng phụ của azithromycin
Azithromycin có thể gây ra một số tác dụng phụ với các dấu hiệu như: phát ban khó thở sưng mặt môi, lưỡi, họng.
Các tác dụng phụ nghiêm trọng có biểu hiện: tiêu chảy hoặc phân có máu; đau đầu với đau ngực và chóng mặt nặng ngất xỉu tim đập nhanh; buồn nôn đau bụng ngứa chán ăn nước tiểu đậm màu, phân màu đất sét vàng da hoặc vàng mắt; phản ứng da và niêm mạc nghiêm trọng: sốt đau họng sưng mặt hoặc lưỡi, sung huyết mắt đau da, phát ban da màu đỏ hoặc tím, phồng rộp và bong tróc da. Khi gặp một hay nhiều biểu hiện nghiêm trọng này, cần phải ngưng dùng thuốc, đưa ngay bệnh nhân đến bệnh viện để cấp cứu.
Các tác dụng phụ ít nghiêm trọng là: tiêu chảy nhẹ, nôn táo bón đau dạ dày chóng mặt, cảm giác mệt mỏi nhức đầu nhẹ, rối loạn giấc ngủ mất ngủ; ngứa âm đạo hoặc chảy dịch; phát ban hoặc ngứa nhẹ trên da ù tai ngửi kém... Khi đó bạn cũng cần ngưng thuốc và xin ý kiến của bác sĩ để xem có nên tiếp tục uống thuốc hay không.
Một số thuốc tương tác bất lợi
Có nhiều loại thuốc có tương tác bất lợi với azithromycin gồm: thuốc kháng sinh như erythrocin, levofloxacin moxifloxacin ; thuốc chống trầm cảm như amitriptylline, clomipramine...; thuốc chống sốt rét như chloroquine, mefloquine...; thuốc hạ cholesterol như lovastatin, atorvastatin...; thuốc tim hoặc thuốc huyết áp như digoxin, diltiazem, nifedipine...; thuốc điều trị buồn nôn và nôn như dolasetron, droperidol...; thuốc điều trị rối loạn tâm thần như chlorpromazin, clozapine, haloperidol...; thuốc giảm đau hoặc an thần như: diazepam midazolam hoặc triazolam... và nhiều loại thuốc khác nữa. Vì vậy, để tránh các tác dụng bất lợi, bạn cần báo cho bác sĩ kê đơn biết các thuốc mà bạn đang dùng để bác sĩ có biện pháp phòng tránh cho bạn.
- Học người Nhật cách phòng chống đột quỵ trong ngày hè nắng... (Thứ sáu, 09:29:07 14/05/2021)
- Người phụ nữ đột quỵ trong khi ngủ vì quên uống thuốc: Có... (Thứ Ba, 21:09:05 16/02/2021)
- Ung thư gan rất thích 4 kiểu người này, nên điều chỉnh ngay... (Thứ bảy, 12:30:07 14/11/2020)
- Buồn nôn 3 lần liên tục và 3 dấu hiệu hay bị phớt lờ của... (Thứ năm, 16:15:06 05/11/2020)
- Bài tập đứng cho bệnh nhân liệt sau đột quỵ (Thứ Ba, 11:30:04 06/10/2020)
- Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh ung thư phổi (Thứ sáu, 14:32:05 02/10/2020)
- 'Thấp khí' có thể khiến chị em suy kiệt về sức khoẻ... (Thứ tư, 17:30:00 23/09/2020)
- Day bấm huyệt phục hồi di chứng tai biến mạch máu não (Thứ Ba, 08:30:01 22/09/2020)
- 5 căn bệnh dễ mắc vào mùa thu (Thứ Hai, 10:30:02 21/09/2020)
- Xuất hiện quầng thâm ở mắt đừng chủ quan, rất có thể bạn... (Thứ sáu, 16:20:02 04/09/2020)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:06 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:04 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:06 12/02/2023