Chữa bệnh hạ đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường

Lượng đường (Glucoza) trong máu ở người bình thường từ 70mg/dl- 100mg/dl. Khi lượng đường huyết giảm xuống dưới mức 70mg/dl (3,9 mmol/L) gọi là hạ đường huyết Hạ đường huyết ít gặp ở những người bình thường nhưng thấy phổ biến ở những bệnh nhân đái tháo đường Nếu không chữa bệnh hạ đường huyết sẽ dẫn tới thiếu hụt đường huyết trầm trọng có thể dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời.

Biểu hiện

- Hạ đường máu gây ra các triệu chứng kích thích thần kinh và thiếu glucose não.



+ Các triệu chứng kích thích thần kinh bao gồm run rẩy, hồi hộp lo âu nhịp timhuyết áp tăng nhưng không nhiều, và vã mồ hôi da tái nhợt, cảm giác đói, và dị cảm Các biểu hiện này, thường xuất hiện sớm và phổ biến, cần chữa bệnh hạ đường huyết ngay.

+ Các triệu chứng do thiếu glucose não bao gồm tổn thương nhận thức, thay đổi hành vi, các bất thường vận động tâm thần và khi nồng độ glucose máu thấp hơn có thể có co giật và hôn mê.

Muốn chữa bệnh hạ đường huyết cần xác định nhanh các triệu chứng của bệnh

Muốn chữa bệnh hạ đường huyết cần xác định nhanh các triệu chứng của bệnh

- Các triệu chứng có thể không được phát hiện bởi bệnh nhân, thậm chí khi chúng biểu hiện rõ cho ngưới khác thấy. Hơn nữa, rất nhiều bệnh nhân không thể nhớ và mô tả được các giai đoạn một cách chi tiết, do đó gia đình hoặc người thân nên biết các thông tin cần thiết để có cách giải quyết kịp thời.

Có thể sử dụng máy thử đường huyết tại nhà. Tuy nhiên, hầu hết các loại máy đo đường máu mao mạch thường không thể phát hiện được các nồng độ glucose máu thấp (thường < 2,2 mmol/L).

- Xét nghiệm tìm kiếm các nguyên nhân gây hạ đường máu như nhiễm trùng/nhiễm khuẩn nhồi máu cơ tim tai biên mạch máu não, rối loạn chức năng/suy thận uống rượu có thai dùng thuốc (đặc biệt là các thuốc kích thích), các chấn thương kín, suy nhược (có thể làm ăn uống kém hoặc quá liều insulin/thuốc uống hạ đường máu) các bệnhnội tiết khác (bệnh Addison suy giáp cường giáp suy tuyến yên)

Chữa bệnh hạ đường huyết

Ăn uống đường miệng

- Nếu người bệnh còn tỉnh nên uống nước hoa quả như nước táo,nước nho sữa hoặc một bữa ăn nhẹ là phù hợp.

- Đối với trường hợp hạ đường huyết nặng tiêm tĩnh mạch dung dịch ngọt ưu trương 20 - 30% (40 – 60ml), có thể nhắc lại nếu bệnh nhân chưa tỉnh. Chữa bệnh hạ đường huyết khi tiêm cần tiêm rất chậm, liều sử dụng không quá 60ml, sau đó thay bằng truyền nhỏ giọt dung dịch ngọt 10-15%. Tiêm glucose tĩnh mạch đồng thời cũng là test chẩn đoán có giá trị lớn, các dấu hiệu hôn mê sẽ mất ngay tức thì. Cũng có thể tiêm glucagon (tiêm bắp hay tĩnh mạch cũng có tác dụng tương tự). Nếu được điều trị sớm, bệnh nhân có thể tự khỏi không để lại di chứng gì.( Cần được thực hiện bởi nhân viên y tế).

Bổ sung lượng đường máu là cách đưa đường huyết trở về mức ổn định

Bổ sung lượng đường máu là cách đưa đường huyết trở về mức ổn định

Uống Glucagon

Vì glucagon có thể tiêm bắp nên tất cả bệnh nhân đái tháo đường đang dung insulin (hoăc gia đình họ) cần luôn mang theo glucagon và biết cách tiêm nếu cần.

Phòng bệnh hạ đường huyết thế nào?

Để phòng bệnh, mọi người không nên nhịn đói, hoặc để cơ thể bị đói quá lâu, không nên nhịn ăn mà hoạt động thể lực quá mức. Nhất thiết không được bỏ bữa sáng đặc biệt là người già trẻ em những người có bệnh mạn tính cơ thể yếu.

Đối với bệnh nhân đái tháo đường chữa bệnh hạ đường huyết không nên tự ý điều chỉnh insulin mà phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Những bệnh nhân này cũng cần có chế độ tập luyện thể lực điều độ, nên mang sẵn những thứ như kẹo ngọt để khi cảm thấy có dấu hiệu hạ đường huyết cần sử dụng ngay. Hạn chế uống rượu đặc biệt là uống rượu mà không ăn hoặc ăn ít.Tuy nhiên vấn đề quan trọng ở người đái tháo đường là phải luôn kiểm soát đường huyết chặt chẽ, tránh những biến chứng đáng tiếc xảy ra.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật