Giúp thai phụ đối phó với bệnh hen bằng những cách đơn giản
Cảnh báo: Mẹ bầu tiếp xúc với nhiệt độ cao có thể sinh non, thậm chí trẻ sơ sinh có nguy cơ chết yểu
Thai kỳ có thể làm thay đổi diễn tiến của hen và ngược lại hen có thể thay đổi kết cục của thai kỳ Vì vậy, bệnh nhân mang thai nên được thăm khám định kỳ đều đặn bởi các bác sĩ có kinh nghiệm và có thể phải dùng thuốc đều đặn tùy theo tình trạng bệnh của mình. Để đảm bảo tốt cho sức khỏe cả mẹ và con, nhân viên y tế cần biết các nguy cơ có thể xảy ra trong thai kỳ nếu hen không được kiểm soát tốt nhằm tư vấn cho bệnh nhân khả năng can thiệp tùy theo từng giai đoạn của thai kỳ để giảm thiểu các biến cố bất lợi này.
Hen khi mang thai nguy hiểm thế nào?
Hen và thai kỳ có thể tác động qua lại lẫn nhau qua nhiều cơ chế sinh bệnh học khác nhau. Khi mang thai 1/3 trường hợp hen sẽ nặng hơn, 1/3 trường hợp hen nhẹ hơn và 1/3 trường hợp hen sẽ không thay đổi so với trước khi có thai. Trường hợp bệnh trở nặng hơn hay xảy ra vào tháng thứ 6, 7 của thai kỳ và thường nhẹ dần vào những tuần cuối và cơn hen cấp hiếm khi xảy ra trong quá trình chuyển dạ Hen sẽ tác động xấu đến sức khỏe cả mẹ lẫn con nếu như không được kiểm soát tốt. Các nguy cơ ở mẹ như tiền sản giật xuất huyết âm đạo bất thường hay làm tăng tình trạng nôn nghén. Các nguy cơ đối với thai nhi gồm chậm phát triển bào thai sinh non sinh nhẹ ký hoặc tăng tử vong chu sinh.
Thuốc điều trị hen đa số là an toàn trong thai kỳ nên lợi ích của việc kiểm soát hen tốt bằng thuốc cao hơn nhiều so với tác dụng phụ do thuốc đem lại cho cả mẹ và con. Do vậy, kiểm soát hen tốt ở phụ nữ có thai là một mục tiêu cần đạt được và điều này đã được chứng minh là đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe cả mẹ và con.
Vấn đề cần phải làm và những nguy cơ
Trước khi có thai: Phụ nữ bị hen khi chuẩn bị có thai cần được tư vấn về các vấn đề sau: thai kỳ và hen có thể tác động qua lại lẫn nhau và có thể gây ra hậu quả không tốt cho sức khỏe cả mẹ và con, kiểm soát tốt bệnh hen trong giai đoạn này là rất quan trọng cho thai kỳ sau này và thuốc dùng để trị hen thường an toàn trong thai kỳ do vậy nên được tiếp tục sử dụng trong giai đoạn sắp có thai mà không cần ngưng thuốc trong thời gian chờ đợi có thai.
Chăm sóc tiền sản: Khi mang thai nhiều cơ chế sinh lý thay đổi có thể làm nặng thêm hay cải thiện tình trạng hen nhưng vẫn chưa rõ thay đổi nào là góp phần quan trọng nhất làm thay đổi tình trạng bệnh hen như vậy. Do đó, trong thai kỳ, mức độ nặng của hen có thể sẽ thay đổi và bệnh nhân hen nên được theo dõi chặt chẽ hơn để có thể can thiệp kịp thời. Có khoảng 1/3 trường hợp hen sẽ xấu đi nhưng cũng đến 1/3 trường hợp hen lại nhẹ hơn và 1/3 còn lại có tình trạng hen không thay đổi so với trước khi có thai.
Mục tiêu của điều trị hen trong thai kỳ là duy trì tình trạng hen được kiểm soát để đảm bảo ôxy được cung cấp đủ cho sự phát triển của bào thai cũng như duy trì sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người mẹ. Cần có sự hợp tác giữa bác sĩ chữa hen và bác sĩ chăm sóc thai để đảm bảo hen suyễn được quản lý tốt nhất.
Cơn hen cấp có thể làm giảm ôxy cung cấp cho bào thai. Do vậy bất cứ diễn tiến xấu đi nào của các triệu chứng hen phải được giải quyết nhanh chóng. Các yếu tố khởi phát cơn hen nên được tránh tối đa nếu có thể được, đặc biệt là những chất dị ứng đã biết.
Cơn hen cấp thường gây ra các biến cố không tốt cho cả mẹ và con trong thai kỳ và xảy ra khoảng 20% ở phụ nữ có thai và có đến 6% cần phải nhập viện. Do vậy, cần phải theo dõi và đánh giá kiểm soát hen định kỳ trong suốt thai kỳ. Kiểm soát kém sẽ tăng nguy cơ tiền sản giật sinh non sinh nhẹ cân và chết chu sinh ở trẻ và ngược lại khi hen được kiểm soát tốt sẽ giảm được các nguy cơ này.
Quá trình sinh nở: Ngoại trừ một số ca quá nặng, bệnh hen không nên là lý do để từ chối cho sản phụ sinh đường âm đạo. Các hiệp hội y khoa chuyên ngành đang cố gắng để tỷ lệ sinh mổ ở phụ nữ bị hen không nên cao hơn những người không bị hen. Nhiều nghiên cứu cho thấy, cơn hen cấp ít thường gặp trong quá trình chuyển dạ nên việc sinh thường nên được khuyến khích.
Chăm sóc sau sinh: Sản phụ sau sinh nên được tiếp tục đánh giá hen định kỳ và nhân viên y tế cần lưu ý gia đình bệnh nhân về nguy cơ gia tăng bệnh hen cũng như các bệnh hô hấp khác ở trẻ khi em bé bị hút thuốc lá thụ động. Khuyến khích cho con bú bằng sữa mẹ cũng làm giảm nguy cơ hen ở đứa trẻ, đặc biệt là ở những trẻ gia đình có tiền căn bị dị ứng Sau khi sinh phụ nữ vẫn có thể cho con bú trong khi vẫn tiếp tục dùng thuốc Các thuốc hen có thể đi vào sữa mẹ, nhưng với nồng độ thường nhỏ nên dường như không gây hại cho đứa trẻ.
Hen và thai kỳ có thể tác động qua lại lẫn nhau nên có thể gây ra những tình huống xấu cho cả mẹ lẫn con, do vậy cần thăm khám kỹ lưỡng và định kỳ trong giai đoạn này. Mục tiêu quan trọng nhất trong chăm sóc sản phụ bị hen là tránh gây ra thiếu ôxy cho thai nhi Điều này chỉ có thể đảm bảo khi hen của người mẹ được kiểm soát thật tốt. Hầu hết các thuốc trị hen đều an toàn do đó không vì lý do sợ tác dụng phụ của thuốc hen mà để sản phụ mất kiểm soát hen hay vào đợt cấp. Nếu cả hai tình huống trên (hen mất kiểm soát hay có đợt cấp) xảy ra thì sẽ rất nguy hiểm cho cả mẹ và con. Do vậy, người thầy thuốc cần nắm rõ những nguy cơ có thể xảy ra trong thai kỳ cũng như tác dụng phụ không đáng kể của thuốc điều trị hen nhằm tư vấn cho thai phụ cách chăm sóc hen an toàn và tốt nhất.
Lời khuyên thầy thuốc
Hen kiểm soát kém sẽ làm tăng nguy cơ tiền sản giật sinh non sinh con nhẹ cân và nguy cơ tử vong chu sinh. Hen được kiểm soát tốt sẽ giảm được những nguy cơ này. Hầu hết thuốc điều trị hen là an toàn cho phụ nữ có thai.
Không nên trì hoãn corticosteroid uống để điều trị đợt cấp khi có chỉ định vì lý do có thai. Điều quan trọng người thân trong gia đình không hút thuốc và thai phụ cần tránh khói thuốc vì hút thuốc lá thụ động cũng làm tăng nguy cơ hen và các bệnh phổi khác cho đứa trẻ.
- Học người Nhật cách phòng chống đột quỵ trong ngày hè nắng... (Thứ sáu, 09:29:09 14/05/2021)
- Người phụ nữ đột quỵ trong khi ngủ vì quên uống thuốc: Có... (Thứ Ba, 21:09:02 16/02/2021)
- Ung thư gan rất thích 4 kiểu người này, nên điều chỉnh ngay... (Thứ bảy, 12:30:06 14/11/2020)
- Buồn nôn 3 lần liên tục và 3 dấu hiệu hay bị phớt lờ của... (Thứ năm, 16:15:01 05/11/2020)
- Bài tập đứng cho bệnh nhân liệt sau đột quỵ (Thứ Ba, 11:30:04 06/10/2020)
- Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh ung thư phổi (Thứ sáu, 14:32:05 02/10/2020)
- 'Thấp khí' có thể khiến chị em suy kiệt về sức khoẻ... (Thứ tư, 17:30:05 23/09/2020)
- Day bấm huyệt phục hồi di chứng tai biến mạch máu não (Thứ Ba, 08:30:07 22/09/2020)
- 5 căn bệnh dễ mắc vào mùa thu (Thứ Hai, 10:30:02 21/09/2020)
- Xuất hiện quầng thâm ở mắt đừng chủ quan, rất có thể bạn... (Thứ sáu, 16:20:07 04/09/2020)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:08 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:01 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:08 12/02/2023