Nguyên nhân cảm lạnh và một số cách điều trị hiệu quả

Cảm lạnh là một một bệnh rất thông thường. Nhưng ngoại trừ một số dấu hiệu quen thuộc như sổ mũi tịt mũi nhức đầu người gai gai sốt, khó chịu ai cũng biết cảm lạnh thường khiến cho nhiều bộ phận khác bị suy yếu và gây ra một số bệnh. Hiểu rõ những nguyên nhân cảm lạnh có thể giúp bạn tránh được nguy cơ này.

Nguyên nhân cảm lạnh

 

Do virus: Nguyên nhân do virus các trường hợp điển hình là do virus rhinovirus (30-80%), một loại picornavirus với 99 chủng huyết thanh được biết đến. Những trường hợp khác bao gồm coronavirus (10-15%), chúng thường gặp hơn so với hơn 200 chủng loại gây nên cảm lạnh Những virus này có tốc độ lây lan nhanh, và cũng phát triển nhanh trong các điều kiện dễ dãi như môi trường sống, điều kiện sống.

Lây truyền là nguyên nhân cảm lạnh: Các nhà y tế chưa có bằng chứng cụ thể cho việc virus cảm lạnh lấy truyền qua đường không khí. Tuy nhiên trên thực tế ghi nhân được, trong gia đình có thành viện mắc cảm lạnh do thời tiết thì các thành viên khác sau đó cũng mắc các triệu chứng cảm lạnh tương tự. Việc tiếp xúc với bệnh nhân và dùng chung cũng như tiếp xúc với các đồ vật có dính các dịch như nước mũi, nước mắt của người bệnh có thể cũng sẽ bị lây truyền.

Do nguyên nhân chủ quan: Các nguyên nhân chủ quan khác: Các nguyên nhân như sức đề kháng kém, dầm mưa say nắng nhiệt độ phòng và ngoài trời chênh lệch lớn cũng là những nguyên nhân dẫn đến cảm lạnh Tổ chức y tế Thế Giới khuyến cáo tất cả mọi người nên có ý thức hơn trong việc bảo vệ sức khỏe vì chính những nguyên nhân chủ quan này lại khiến tình trạng bệnh cảm lạnh rất khó phòng tránh cũng như điều trị dứt điểm.

Say nắng là một trong những nguyên nhân cảm lạnh

Say nắng là một trong những nguyên nhân cảm lạnh

Say nắng. Đôi khi bạn đi ngoài trời nắng gắt quá lâu dẫn đến quá sức chịu đựng của cơ thể. Ở ngoài nắng gắt lâu là nguyên nhân khiến bạn dễ bị sốt và ớn lạnh.

Đổ mồ hôi quá mức. Khi đổ mồ hôi nhiều, quần áo của bạn thường bị ướt. Và điều này làm cho cơ thể bạn ẩm ướt trong thời gian dài, từ đó dễ dẫn đến cảm lạnh rất nhanh. Lúc này, bạn cần lấy khăn lau khô cơ thể và thay quần áo mới.

Nóng lạnh đột ngột. Bạn đi ngoài nắng, rồi vào phòng máy lạnh ngay khiến cơ thể tiếp xúc với môi trường thay đổi đột ngột. Nóng lạnh đột ngột khiến cơ thể không có thời gian để điểu chỉnh thân nhiệt nên nguy cơ nhiễm lạnh là khó tránh khỏi.

Trời mưa, trời gió hay trời lạnh mà mặc không đủ ấm, đầu không đội mũ, chân không đi giầy, không mang tất ấm, cổ không quấn khăn,... vì thế các bộ phận thuộc bộ máy hô hấp (mũi, miệng, cổ họng, phổi,...) và hệ tuần hoàn (tim dạ dày ruột gan thận, lá lách,...) bị lạnh. Khí âm xâm nhập nhiều quá làm mất sự điều hòa trong cơ thể, gây bế tắc kinh mạch, và suy yếu các bộ phận trong cơ thể.

Ngồi trúng chỗ có luồng gió (ở tư gia, trong nhà thờ, nhà hội có mở cửa trước cửa sau, hay cửa ngang hông, trong xe mở cửa kính hay phòng có máy lạnh,...) có thể  là nguyên nhân bị cảm.

Đặc biệt khi thời tiết mà sáng sớm và ban chiều trời lạnh, nhưng ban trưa trời nóng, đây chính là nguyên nhân cảm lạnh. Vì không để ý, mặc không đủ ấm khi đi làm ban sáng và về nhà lúc chiều tối. Cứ thế, khí âm nhập vào người mỗi ngày một chút, và từ từ khiến cho cơ thể bị suy nhược và sinh ra nhiều triệu chứng mà không biết là bệnh gì.

Nguyên nhân cảm lạnh là do uống nước đá, nước lạnh

Nguyên nhân cảm lạnh là do uống nước đá, nước lạnh

Uống nước đá nước lạnh. Cơ thể bạn cảm thấy nóng nhưng cổ họng vẫn dễ bị thương tổn trước những đồ ăn, thức uống lạnh. Hãy hạn chế uống nước đá hoặc đồ ăn lạnh nếu bạn có nguy cơ viêm họng cao.

Một số cách điều trị

Phát hiện bệnh sớm: Ngay sau khi vi khuẩn thâm nhập vào cơ thể bạn, các triệu chứng cảm lạnh sẽ lập tức xuất hiện. Những biểu hiện thông thường của bệnh cảm lạnh bao gồm chảy nước mũi, rát họng ho nghẹt mũi đau người, sốt nhẹ và kiệt sức

Bổ sung vitamin C: Tăng cường lượng vitamin C bằng cách uống nước cam và ăn trái cây giàu vitamin C như dâu tây kiwirau lá xanh.

 

Dùng thuốc trị nghẹt mũi: Các loại thuốc trị tắc nghẽn đường hô hấp ở hai dạng: dung dịch và viên, đều giúp các mạch máu bên trong màng mũi co lại khiến ống mũi mở rộng ra. Phenylephrine (như Sudafed PE) và pseudoephedrine (Sudafed) là hai loại thuốc trị nghẹt mũi đã được kiểm chứng và bán không cần toa tại các quầy thuốc

Thuốc long đờm: Thuốc long đờm cũng là loại thuốc không kê đơn, có tác dụng làm sạch xoang mũi bằng cách làm loãng dịch nhầy và đờm tắc trong phổi, giúp bạn cảm thấy dễ chịu và hô hấp dễ dàng hơn.

Trên đây là một số nguyên nhân cảm lạnh, hy vọng mọi người có thể nắm được và có những cách phòng chống bệnh.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật