Sỏi bàng quang và biến chứng nguy hiểm, có thể bạn chưa biết

Sỏi bàng quang là căn bệnh dễ gặp, chiếm 1/3 trường hợp sỏi tiết niệu. Bệnh có thể xảy đến với bất kì ai, không phân biệt độ tuổi và giới tính, tuy nhiên nam giới, đặc biệt là người cao tuổi hay gặp hơn nữ và trẻ nhỏ. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm  như rò bàng quang, viêm thận, suy thận…

Ai dễ bị sỏi bàng quang?

Bàng quang có chức năng chính là chứa đựng nước tiểu sỏi bàng quang có thể do sỏi từ thận niệu quản theo nước tiểu đi xuống hoặc sỏi được hình thành ngay tại bàng quang do hiện tượng ứ đọng nước tiểu trong bàng quang. Phần lớn bệnh nhân là nam giới, đặc biệt tập trung nhiều ở độ tuổi trên 50 do người già có tâm lý ngại đi tiểu nên thường uống ít nước, ăn ít chất xơ Người mắc các bệnh mạn tính liên quan đến bàng quang như: viêm nhiễm hoặc đã từng điều trị ung thư bàng quang ung thư tuyến tiền

liệt có khả năng mắc bệnh sỏi bàng quang cao hơn những người bình thường khác. Một số người do công việc văn phòng quá bận rộn, không có thời gian uống nước ngại đi tiểu,… Hoặc do bàng quang có dị tật (túi thừa bàng quang). Sỏi bàng quang cũng có thể gặp ở người đã từng thông niệu đạo bàng quang (do bí đái, tắc đái ở bệnh nhân hẹp niệu đạo, u tuyến tiền liệt chít hẹp cổ bàng quang) hoặc sau phẫu thuật đường tiết niệu thông niệu đạo, thăm dò bàng quang. Ngoài ra, người bệnh sử dụng thuốc vitaminC, canxi… điều trị các bệnh khác cũng dễ bị sỏi bàng  quang.

Nhận biết sỏi bàng quang

Sỏi bàng quang có nhiều triệu chứng giống với bệnh của tiền liệt tuyến (nam giới), u bàng quang, lao bàng quang ung thư bàng quang… gặp khá nhiều ở người cao tuổi, kể cả nam và nữ. Một số người bị sỏi bàng quang nhưng không có triệu chứng đặc hiệu. Nhiều trường hợp chỉ được phát hiện sớm khi ngẫu nhiên đi thăm khám sức khỏe hoặc thực hiện nội soi Khi bị sỏi bàng quang thường có những dấu hiệu sau: Đau vùng bụng dưới; ở nam giới đau hoặc khó chịu trong dương vật; đi tiểu khó, đau; đi tiểu nhiều về ban đêm; trong nước tiểu có máu, nước tiểu sẫm màu.

Tùy theo tình trạng sức khỏe mức độ phát triển của bệnh mà sỏi bàng quang có hình dáng, kích thước khác nhau. Tuy nhiên, phần lớn thường có hình dạng tròn, mịn, ít khi lởm chởm hoặc nhọn. Kích thước sỏi đôi khi chỉ nhỏ bằng hạt ngô, đốt ngón tay nhưng có trường hợp to bằng quả trứng gà hoặc hơn thế. Một bệnh nhân có thể có nhiều sỏi chứ không riêng chỉ là một sỏi.

Biến chứng của bệnh

Khi sỏi to sẽ chèn ép, bít tắc chỗ nối bàng quang và niệu đạo gây đau buốt vùng hạ vị, bộ phận sinh dục tầng sinh môn thậm chí có thể bí tiểu hoàn toàn và do tắc niệu đạo bởi sỏi rơi xuống hoặc nhiễm khuẩn cấp tính làm nước tiểu ứ lại trong bàng quang gây căng phồng, được gọi là “cầu bàng quang” ở trên xương mu. Bên cạnh đó còn biến chứng rất nguy hiểm khác là viêm thận do nhiễm khuẩn ngược dòng (vi sinh vật từ niệu đạo lên bàng quang và từ bàng quang lên thận qua hai niệu quản gây viêm thận). Nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm sẽ dẫn đến biến chứng viêm bàng quang (cấp, mạn tính) hoặc teo bàng quang rò bàng quang làm nước tiểu chảy vào tầng sinh môn hoặc âm đạo. Nước tiểu chảy ri rỉ qua âm đạo (nữ giới) hoặc hậu môn gây nhiều bất tiện trong sinh hoạt và lâu ngày gây nhiễm khuẩn làm suy thận Việc điều trị biến chứng rất khó khăn và cũng rất tốn kém về thời gian và tiền bạc, thậm chí có thể gây nguy hiểm tới tính mạng.

Lời khuyên của thầy thuốc

Nếu sỏi kích thước nhỏ, trơn, có thể điều trị kháng sinh chống viêm giảm đau giãn cơ trơn để giúp tống sỏi ra ngoài. Với những sỏi không tự đào thải ra ngoài được thì bác sĩ thường chỉ định điều trị tán sỏi nội soi. Phẫu thuật được chỉ định cho những trường hợp sỏi to - sỏi không thể tán được hay sỏi bàng quang có kèm theo hẹp niệu đạo xơ cứng cổ bàng quang, u xơ tiền liệt tuyến túi thừa bàng quang

Khi có những dấu hiệu rối loạn tiểu tiện (đái rắt, đái buốt hay đái đục, đái ra máu), cần phải đi khám sớm để kịp thời điều trị, tránh biến chứng.

Phòng ngừa sỏi bàng quang, cần uống nhiều nước (khoảng 2,0 lít nước/ngày); không nên nhịn tiểu; sử dụng thực phẩm chứa ít muối; ăn nhiều rau quả tươi có chất xơ giúp tiêu hóa nhanh, giảm hấp thu các chất gây sỏi niệu, hạn chế thực phẩm chứa canxi nhưng không kiêng cữ quá mức dễ dẫn đến bị loãng xương Cần tập thể dục đều đặn, tránh ngồi một chỗ lâu hoặc lười vận động, tốt nhất là đi bộ để cơ co bóp bàng quang được hoạt động, không dùng những thuốc gây lắng đọng cặn canxi quá liều chỉ định của bác sĩ.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật