Thuốc chống trầm cảm cho học sinh, sinh viên bạn có biết

Hiện nay, do áp lực của cuộc sống hiện đại, áp lực học tập quá lớn khiến không ít học sinh, sinh viên bị rối loạn trầm cảm.

Trầm cảm ở học sinh, sinh viên cũng có đủ các triệu chứng như trầm cảm ở các lứa tuổi khác. Bình thường, bệnh nhân trầm cảm có nét mặt buồnnếp nhăn mất hoặc mờ đi, không biểu hiện cảm xúc. Người xung quanh nhìn vào dễ nhận thấy đó là vẻ mặt “ngây ngô”, ít thay đổi. Tuy nhiên, ở người vị thành niên thì triệu chứng này ít gặp. Thay vào đó là tình trạng dễ nổi cáu, hung hăng, thái độ bất cần, cục cằn, thô lỗ… diễn ra trong vài phút (khoảng 10 phút), đặc biệt khi có điều gì trái ý bệnh nhân. Ngoài ra, các em còn có trí nhớ rất kém, thường bị mất ngủ ăn kém, có ý định và hành vi tự sát...

Khi bị các rối loạn này, các em cần được điều trị kịp thời và dứt điểm để bệnh không bị nặng lên và tránh tái phát. Các em cần được điều trị bằng thuốc chống trầm cảm sớm để nhanh chóng khắc phục triệu chứng trầm cảm sớm hồi phục và học tập trở lại. Nên dùng thuốc chống trầm cảm SSRI kết hợp với thuốc an thần mới để rút ngắn thời gian điều trị tấn công. Có thể dùng sertraline và olanzapin, uống vào buổi tối.

Thời gian điều trị cần duy trì đến khi kết thúc việc học tập nhưng tối thiểu là 1 năm. Điều này có ý nghĩa nhân văn rất lớn. Lý do đơn giản là bệnh trầm cảm hay tái phát. Nếu điều trị củng cố 1 năm rồi ngừng thuốc thì tỷ lệ tái phát vẫn là 30%, nghĩa là cứ khoảng 3 cháu sẽ có 1 cháu tái phát bệnh trầm cảm khi tái phát sẽ ảnh hưởng trầm trọng đến quá trình học tập của các cháu (bỏ học, nghỉ học, bị đuổi học) gây tốn kém về thời gian và tiền bạc của bệnh nhân và gia đình (do quá trình học tập bị kéo dài hoặc dang dở).   Chúng ta rất khó tiên liệu trước là bệnh nhân nào không tái phát, bệnh nhân nào sẽ tái phát khi ngừng thuốc. Vì thế, tốt nhất là cho bệnh nhân điều trị củng cố tiếp tục trong suốt thời gian học tập. Ví dụ, một sinh viên năm thứ nhất bị trầm cảm thì phải điều trị tối thiểu 6 năm, trong khi sinh viên năm thứ năm chỉ cần uống 2 năm. Điều này cũng áp dụng tương tự với học sinh bị bệnh nếu thi đỗ đại học sẽ phải uống thuốc chống trầm cảm củng cố trong suốt những năm học tại trường đại học.

Sertralin (zoloft, zosert, serenata, utralen) là thuốc chống trầm cảm nhóm SSRI. Đây là thuốc chống trầm cảm có hiệu quả cao, ít tác dụng phụ, không độc với tim gan thận, hệ tạo máu… nên dễ sử dụng. Tác dụng phụ chủ yếu là đầy bụng mệt mỏi trong 1 tuần đầu dùng thuốc Có thể khắc phục tác dụng phụ một cách đơn giản bằng cách khởi đầu liều thấp uống thuốc sau bữa ăn uống sữa tươi.

Olanzapin (ziprexa, oleanzrapitab, zapnex, ozip, fonzepin) là thuốc an thần mới nhưng có tác dụng chống trầm cảm nhẹ, gây ngủ và kích thích ăn ngon miệng thuốc không độc với gan thận cơ quan tạo máu… và rất ít tác dụng phụ. Dùng thuốc này là để cắt đứt ý định và hành vi tự sát (nếu có), giúp bệnh nhân dễ ngủ hơn, ăn ngon hơn, chóng hồi phục hơn. Tuy nhiên, nếu điều trị lâu dài có thể gây béo phì cho bệnh nhân. Vì thế, khi bệnh trầm cảm đã ổn định có thể ngừng thuốc này.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật