Thuốc trị bệnh ngoài da ở trẻ nhỏ, làm thế nào để chữa trị?

Da bé vốn mỏng manh, nhạy cảm với môi trường và dễ bị tổn thương.Thời tiết nóng bức mùa hè, mồ hôi da nhiều và đọng lại trên da là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và tác nhân gây bệnh trên da bé phát triển.

Khi da bé bị tổn thương thì cần dùng thuốc điều trị kịp thời và đúng cách.

Điều trị viêm da ở trẻ sơ sinh

Da trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh rất mỏng manh (chỉ bằng khoảng 1/5 da người lớn, với các chức năng bảo vệ kém), cấu trúc chưa ổn định nên dễ bị tổn thương dị ứng và nhiễm khuẩn. Hơn 90% các bệnh về viêm da ở trẻ sơ sinh là do vi khuẩn tấn công từ bên ngoài.

Biểu hiện dễ thấy nhất của trẻ bị viêm da là sốt, ở nhiều vùng da, có khi toàn thân bị mẩn đỏ. Không ít trẻ phải nhập viện trong tình trạng viêm nhiễm nặng, phải điều trị dài ngày.

Vậy, làm thế nào để xử lý khi trẻ bị viêm da Bạn có thể thực hiện theo cách sau đây: Vệ sinh da bé sạch sẽ, giữ da thoáng mát. Cần làm sạch da hàng ngày cho bé bằng các loại sữa tắm, xà bông diệt khuẩn, có độ pH phù hợp sẽ tránh gây ra những kích ứng hay dị ứng. Tắm rửa cho bé bằng Lactacyd BB thuốc tím pha loãng màu hồng nhạt giúp hạn chế nhiễm trùng da Bôi thuốc chống nhiễm trùng như sosine fucidin bactroban Dùng kháng sinh toàn thân theo chỉ dẫn của bác sĩ khi cần thiết. Nếu sau một thời gian bé dùng thuốc kháng sinh và thuốc bôi mà không đỡ, bạn nên đưa bé đi khám lại.

Chàm sữa

Bệnh chàm sữa (lác sữa) là dạng chàm thể tạng dễ gặp ở trẻ em từ 2 tháng đến 2 tuổi. Đây là tình trạng viêm da mạn tính, không lây, xảy ra ở bệnh nhi có tiền sử bản thân hay gia đìnhcơ địa dị ứng (hen phế quản viêm mũi dị ứng ). Nguyên nhân gây bệnh này vẫn chưa xác định một cách chắc chắn, tuy nhiên bệnh thường gặp ở người có cơ địa dễ dị ứng thường bệnh có liên quan đến sự phối hợp của hai yếu tố: cơ địa dị ứng và chất gây dị ứng thường khởi đầu là những mẩn đỏ, rồi trở thành mụn nước nhỏ li ti, đỏ, nứt da, rịn nước (một số bé có da rất khô), đóng mày và tróc vảy.

Việc dùng thuốc chữa bệnh chàm ở trẻ có những lưu ý riêng vì da bé rất non nớt. Khi tổn thương đang nổi đỏ hoặc chảy dịch thì có thể bôi các loại thuốc dạng dung dịch mang tính sát khuẩn nhẹ như: thuốc tím 0,001%, hồ nước... Khi tổn thương da khô đỏ, tróc vẩy thì có thể bôi các loại kem chứa corticoid nồng độ thấp trong thời gian ngắn (7-10 ngày). Trường hợp tổn thương da khô dày sừng nhiều thì có thể dùng các loại thuốc mỡ chứa corticoid hoặc phối hợp chất tiêu sừng như salicylic acid. Không được dùng dung dịch có acid boric cho trẻ em. Không dùng kháng sinh để điều trị chàm sữa, trừ khi bội nhiễm

Chốc

Chốc là tình trạng nhiễm trùng nông ở da do vi khuẩn gây ra. Chốc có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng 90% là các bé tuổi nhà trẻ, mẫu giáo. Bệnh rất dễ lây lan và thường lây trực tiếp từ vùng da bệnh đến vùng da lành, hoặc từ trẻ này sang trẻ khác.

Chốc được phân loại theo hình thái thương tổn: có bọng nước và không có bọng nước. Chốc có bọng nước thường do tụ cầu gây ra, thường gặp ở mặt, vùng da hở hoặc bất kỳ chỗ nào kể cả lòng bàn tay bàn chân, không bao giờ xuất hiện ở niêm mạc Chốc không có bọng nước thường do liên cầu tan huyết nhóm A gây ra. Bờ thương tổn thường có ít vảy da trông giống như bệnh nấm da. Hay gặp ở mặt, xung quanh hốc mũi, miệng hoặc tứ chi.

Để điều trị bệnh chốc cho trẻ, có thể sử dụng thuốc sát khuẩn như betadine hoặc dung dịch xanh - methylen để lau rửa vùng da bệnh hoặc làm sạch tổn thương bằng nước muối sinh lý hay thuốc tím 0,001%. Bôi mỡ kháng sinh như axit fusidic lên da bệnh. Khi thương tổn lan rộng, nặng, dai dẳng thì phải dùng kháng sinh toàn thân (nhóm β-lactam, cephalosporin, macrolid penicillin bán tổng hợp...). Nếu trẻ có ngứa cần dùng thêm thuốc kháng histamin (phenergan loratadin ).

Hăm da

Vết hăm hình thành do da của bé bị ẩm ướt trong một thời gian dài, thường xuyên tiếp xúc với các tác nhân kích ứng như enzym trong phân nước tiểu mồ hôi sự cọ xát của tã giấy... Các vết hăm thường xuất hiện ở vùng da bị gấp nếp, ngấn như cổ, đùi, bẹn, vùng mặc tã. Khi bị hăm, da bé bị phát ban hơi sưng nề, trẻ quấy khóc biếng ăn khó chịu... Nếu không chữa trị, lớp da bị hăm trở nên căng bóng và có thể sinh ra mụn mủ

Để trị hăm cho bé, nên chọn thuốc dạng mỡ bôi để tạo thành lớp màng bảo vệ da bé khỏi các tác nhân gây kích ứng. Loại thuốc mỡ có chứa chất dexpathenol (tiền vitamin B5) sẽ giúp chữa lành các sang thương da nhanh chóng. Loại mỡ bôi chứa lanolin chiết xuất từ mỡ cừu, tạo thành lớp màng bảo vệ hiệu quả. Không tự ý bôi thuốc mỡ kháng sinh lên vùng da bị hăm. Khi thấy chỗ hăm da tấy đỏ, chảy mủ, trẻ có sốt thì cần đưa trẻ đi khám chuyên khoa da liễu để dùng thuốc điều trị nhiễm khuẩn theo chỉ định.

Những lưu ý khi dùng thuốc chữa bệnh ngoài da cho bé

Dù là dạng thuốc dùng ngoài da cũng phải hết sức thận trọng trong sử dụng đối với trẻ nhỏ. Khi dùng thuốc, phải xem kỹ hướng dẫn để biết phạm vi sử dụng, tác dụng phụ và có chống chỉ định đối với trẻ hay không. Nên lưu ý, nhiều bệnh ngoài da muốn điều trị hiệu quả, cả người lớn và trẻ con, tốt nhất là đến bác sĩ chuyên khoa da liễu để được khám và chỉ định đúng thuốc. Không vì đó là thuốc bôi ngoài da mà cứ thoa bừa lên da trẻ. Tuyệt đối nên tuân thủ các chỉ định của bác sĩ, tránh dùng thuốc quá liều hoặc không đúng chỉ định vì có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật