Trầm cảm và bệnh tim mạch, những sự liên quan vô cùng bất ngờ
Trầm cảm và bệnh mạch vành
Trầm cảm đã được tìm thấy là một yếu tố nguy cơ trong các nguyên nhân của bệnh mạch vành Tuy nhiên, các nghiên cứu vẫn còn một số hạn chế trong việc xác định mối quan hệ nhân quả giữa trầm cảm và bệnh mạch vành Xơ vữa động mạch các cơ chế sinh lý bệnh tiềm ẩn của bệnh mạch vành, đã hình thành từ nhiều năm trước khi xuất
hiện các triệu chứng tim mạch. Vì vậy xơ vữa động mạch có thể tạo điều kiện cho các triệu chứng trầm cảm hình thành, thậm chí trước khi các triệu chứng lâm sàng bệnh mạch vành xuất hiện.
Tỷ lệ hiện mắc trầm cảm sau nhồi máu cơ tim từ 3-3,5 lần cao hơn so với cộng đồng. Một phân tích gộp từ 22 nghiên cứu cho thấy trầm cảm sau nhồi máu cơ tim làm tăng nguy cơ biến cố tim mạch và tử vong do mọi nguyên nhân lên 2-2,6 lần so với nhóm không trầm cảm. Tương tự như vậy nghiên cứu (ESCAPE) thực hiện trên 804 bệnh nhân sau hội chứng vành cấp cho thấy trầm cảm làm tăng gấp hai lần nguy cơ: tái nhồi máu cơ tim can thiệp mạch vành cấp cứu ngừng tim tử vong do tim mạch sau hai năm theo dõi.
Nghiên cứu các triệu chứng trầm cảm liên quan đến stress do công việc và stress do quan hệ hôn nhân ở phụ nữ có và không có bệnh động mạch vành Kết quả cho thấy ở phụ nữ có stress trong hôn nhân liên quan với các triệu chứng trầm cảm và phát sinh bệnh mạch vành. Vì vậy, có thể trầm cảm có một vai trò trung gian đối với các stress trong hôn nhân mà kết quả cuối cùng là bệnh mạch vành.
Trầm cảm và suy tim
Có nhiều bằng chứng cho rằng tỷ lệ trầm cảm cao hơn 20% ở những bệnh nhân bị suy tim so với những người khỏe mạnh.
Tỷ lệ trầm cảm trên bệnh nhân suy tim theo nhiều nghiên cứu khoảng từ 35-38%. Số liệu thống kê cho thấy nguy cơ mắc bệnh trầm cảm ở bệnh nhân suy tim gấp 4-5 lần so với cộng đồng. Ở bệnh nhân suy tim trầm cảm gắn liền với tình trạng sức khỏe kém, tần suất nhập viện cao, tỷ lệ tử vong cao.
Rutledge và cộng sự phân tích gộp 27 nghiên cứu về trầm cảm và suy tim đã cho thấy mối liên quan tuyến tính giữa tỷ lệ mắc bệnh trầm cảm và mức độ suy tim theo Hiệp hội Tim mạch New York (NYHA). Cụ thể tỷ lệ trầm cảm chỉ 11% ở nhóm NYHA I, 20% NYHA II, 38% NYHA III và 42% ở nhóm NYHA IV. Tương tự một phân tích gộp khác được thực hiện bởi Freedland và cộng sự cũng cho thấy tỷ lệ trầm cảm có mối tương quan mạnh với tình trạng tuổi, mức độ suy tim ở bệnh nhân nhập viện. Trầm cảm thường gặp ở những bệnh nhân trên 60 tuổi và suy tim nặng hơn. Bên cạnh đó người ta cũng thấy trầm cảm chiếm tỷ lệ cao ở những bệnh nhân suy tim cấy máy phá rung (ICD) so với nhóm bệnh nhân còn lại.
Rozzini R và cộng sự quan sát trên những bệnh nhân nhập viện trên 70 tuổi, tỉ lệ tái nhập viện là 67% ở nhóm bệnh nhân suy tim có trầm cảm nhưng chỉ 44% ở nhóm bệnh nhân suy tim không có trầm cảm. Bệnh nhân suy tim kèm trầm cảm tỷ lệ tử vong là 21%, so với 15% ở nhóm suy tim không kèm trầm cảm.
Trầm cảm và rối loạn nhịp tim
Mối quan hệ giữa các yếu tố hành vi và bệnh sinh rối loạn nhịp tim ở người đã được đề cập. Ba tình trạng thường gặp đóng góp cho sự xuất hiện của rối loạn nhịp tim: sự bất ổn định điện cơ tim thường do bệnh động mạch vành; biến cố phát sinh cấp tính, thường liên quan đến căng thẳng thần kinh; và trạng thái tâm lý mạn tính, phổ biến và dữ dội, thường bao gồm cả trầm cảm và tuyệt vọng.
Hệ thống thần kinh tự động đóng một vai trò quan trọng trong sự xuất hiện của rối loạn nhịp tim và là cơ sở lý giải sự tác động của căng thẳng (stress) thần kinh và trầm cảm đến sự cân bằng thần kinh tự động tim.
Trầm cảm và tăng huyết áp
Meng L. và cộng sự (2012) nghiên cứu phân tích mối liên quan giữa trầm cảm và tăng huyết áp tiến hành trên 22.367 người tham gia theo dõi trung bình thời gian 9,6 năm. Nghiên cứu thấy rằng trầm cảm làm tăng nguy cơ tăng huyết áp và nguy cơ có tương quan đáng kể với thời gian theo dõi. Nghiên cứu củng cố rằng trầm cảm có thể là một yếu tố nguy cơ độc lập của tăng huyết áp Điều quan trọng là có đưa trầm cảm vào xem xét trong quá trình phòng chống và điều trị tăng huyết áp
Nghiên cứu của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) khởi đầu vào đầu những năm 1970 với các thử nghiệm tâm lý kỹ lưỡng của gần 3.000 người trưởng thành có huyết áp bình thường. Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra huyết áp và hồ sơ y tế của các đối tượng từ 7 - 16 năm sau đó, và phát hiện một xu hướng đáng chú ý: những người mắc hoặc trầm cảm nặng hoặc lo lắng khi bắt đầu cuộc nghiên cứu tăng 2-3 lần mắc bệnh THA so với những người còn lại.
Mối quan hệ nhân quả giữa trầm cảm và THA vẫn còn nhiều tranh cãi. Trầm cảm và lo âu thường dẫn đến hút thuốc lá, uống rượu quá mức, và tăng cân hành vi đó chắc chắn có thể thúc đẩy tăng huyết áp và bệnh tim
- Học người Nhật cách phòng chống đột quỵ trong ngày hè nắng... (Thứ sáu, 09:29:02 14/05/2021)
- Người phụ nữ đột quỵ trong khi ngủ vì quên uống thuốc: Có... (Thứ Ba, 21:09:09 16/02/2021)
- Ung thư gan rất thích 4 kiểu người này, nên điều chỉnh ngay... (Thứ bảy, 12:30:06 14/11/2020)
- Buồn nôn 3 lần liên tục và 3 dấu hiệu hay bị phớt lờ của... (Thứ năm, 16:15:03 05/11/2020)
- Bài tập đứng cho bệnh nhân liệt sau đột quỵ (Thứ Ba, 11:30:04 06/10/2020)
- Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh ung thư phổi (Thứ sáu, 14:32:02 02/10/2020)
- 'Thấp khí' có thể khiến chị em suy kiệt về sức khoẻ... (Thứ tư, 17:30:09 23/09/2020)
- Day bấm huyệt phục hồi di chứng tai biến mạch máu não (Thứ Ba, 08:30:00 22/09/2020)
- 5 căn bệnh dễ mắc vào mùa thu (Thứ Hai, 10:30:08 21/09/2020)
- Xuất hiện quầng thâm ở mắt đừng chủ quan, rất có thể bạn... (Thứ sáu, 16:20:03 04/09/2020)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:01 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:01 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:08 12/02/2023