Viêm xoang nhiễm khuẩn cấp tính, những điều cần biết
Nguyên nhân gây viêm xoang
Xoang là những khoang thông khí trong xương mặt. Trong đó xoang hàm và xoang sàng có từ khi sinh, xoang trán phát triển sau 2 tuổi và xoang bướm phát triển sau 7 tuổi. Giống như mũi, các xoang có lớp lót biểu mô hô hấp gồm tế bào hình đài tiết dịch nhày và tế bào lông rung. Lớp dịch nhày di chuyển đến các lỗ xoang với tốc độ
nhanh đến 1cm mỗi phút do tác dụng đập của lông rung. Lỗ xoang có kích thước nhỏ, chẳng hạn đường kính của lỗ xoang sàng chỉ từ 1 - 2mm. Viêm xoang xảy ra khi thời gian di chuyển của lông rung dịch nhày chậm hoặc nghẽn lỗ xoang dẫn đến tình trạng đọng lại của dịch nhày.
Bệnh viêm xoang khá phổ biến, hay gặp nhất là viêm xoang hàm, tiếp đến là viêm xoang sàng xoang trán và xoang bướm viêm đường hô hấp trên do virut là dấu hiệu báo trước viêm xoang trong khoảng 0,5% loại nhiễm này có biến chứng viêm xoang nhiễm khuẩn cấp tính. Nhiễm virut đường hô hấp trên cũng làm tăng lượng dịch nhày và có thể làm tổn thương tế bào lông rung, do đó làm chậm quá trình di chuyển dịch nhày gây viêm xoang Hầu hết các trường hợp viêm xoang là do nghẽn lỗ xoang, do phù màng nhày. Viêm mũi dị ứng cũng là một nguyên nhân gây ra nghẽn lỗ xoang, do phù màng nhày hoặc do polyp Các trường hợp đặt ống mũi khí quản hoặc mũi dạ dày có thể gây ra nghẽn lỗ xoang là nguy cơ gây viêm xoang Nhiễm khuẩn răng có thể là nguyên nhân gây ra viêm xoang hàm có lẽ do chân răng hàm trên gồm răng hàm nhỏ số hai, răng hàm số một và số hai tiếp giáp với đáy xoang hàm. Các nguyên nhân khác như chấn thương khí áp do lặn sâu dưới biển hoặc đi máy bay; bất thường dịch nhày trong bệnh xơ nang; các hóa chất gây kích thích; dị vật khối u bạch huyết trong mũi ung thư biểu mô tế bào vảy, và bệnh u hạt Wegener hay bệnh xơ cứng mũi đều có thể gây ra viêm xoang do tắc nghẽn. Những công trình nghiên cứu đã xác định rõ vi khuẩn gây viêm xoang hàm cấp tính bằng cách chọc xoang và hút xoang trực tiếp, hai tác nhân gây bệnh thường gặp nhất là Streptococcus pneumoniae và Haemophilus influenzae; còn gặp Moraxella catarrhalis gây bệnh viêm xoang trẻ em; rhinovirus, virut cúm và virut á cúm riêng biệt hay cùng với vi khuẩn gây viêm xoang ở người lớn.
Biểu hiện bệnh như thế nào?
Sau khi bị viêm long đường hô hấp trên, bệnh nhân thấy xuất hiện các triệu chứng viêm xoang cấp tính gồm: chảy mủ trong mũi hoặc sau mũi nghẹt mũi đau mũi hay cảm giác nặng mũi. Đau do viêm xoang vị trí đau phụ thuộc vào xoang bị viêm viêm xoang hàm điểm đau thường định vị trong má hay răng hàm trên; đau xoang sàng ở giữa hai mắt hoặc sau hốc mắt; đau xoang trán trên lông mày; và đau xoang bướm ở nửa trên của mặt hay sau hốc mắt và lan đến vùng chẩm. Cảm giác đau tăng khi cúi người hay khi nằm ngửa. Trên 50% số bệnh nhân viêm xoang hàm cấp tính bị sốt. Việc chẩn đoán viêm xoang nhiễm khuẩn khó vì triệu chứng giống như viêm đường hô hấp trên do nhiễm virut. Một số nghiên cứu cho thấy: triệu chứng bệnh cảm lạnh kéo dài từ 7 - 10 ngày là đặc điểm phổ biến nhất của viêm xoang nhiễm khuẩn. Chụp CT có giá trị chẩn đoán nhất là đối với bệnh viêm xoang sàng và xoang bướm.
Chữa trị và phòng bệnh ra sao?
Để điều trị hiệu quả đối với viêm xoang nhiễm khuẩn cấp tính nên dùng biện pháp diệt vi khuẩn gây bệnh. Có thể dùng một trong các thuốc kháng sinh sau đây:
amoxicillin; trimethoprim - sulfamethoxazol có thể công hiệu trong điều trị các trường hợp bị viêm lần đầu. Trường hợp viêm xoang trong bệnh viện mầm bệnh thường gặp là Staphylococcus aureus và các vi khuẩn gram âm, nên điều trị theo kháng sinh đồ. Ngoài điều trị nội khoa, còn cần phải phẫu thuật để mở rộng lỗ xoang và dẫn lưu chất tiết đặc trong trường hợp viêm xoang cấp tính nặng, đối với bệnh xoang sàng, xoang trán hoặc xoang bướm mà điều trị bằng kháng sinh tiêm không kết quả.
Muốn phòng bệnh viêm xoang nhiễm khuẩn cần thực hiện các biện pháp như sau: luôn luôn giữ vệ sinh răng miệng, mũi; tránh nhiễm lạnh; tránh hít thở phải không khí bị ô nhiễm, có mùi hôi thối; thường xuyên ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và tập luyện thể dục để nâng cao sức đề kháng của cơ thể; khám và điều trị dứt điểm các bệnh nhiễm khuẩn khu vực miệng, mũi, họng, tai và bệnh răng lợi.
- Học người Nhật cách phòng chống đột quỵ trong ngày hè nắng... (Thứ sáu, 09:29:04 14/05/2021)
- Người phụ nữ đột quỵ trong khi ngủ vì quên uống thuốc: Có... (Thứ Ba, 21:09:00 16/02/2021)
- Ung thư gan rất thích 4 kiểu người này, nên điều chỉnh ngay... (Thứ bảy, 12:30:02 14/11/2020)
- Buồn nôn 3 lần liên tục và 3 dấu hiệu hay bị phớt lờ của... (Thứ năm, 16:15:06 05/11/2020)
- Bài tập đứng cho bệnh nhân liệt sau đột quỵ (Thứ Ba, 11:30:00 06/10/2020)
- Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh ung thư phổi (Thứ sáu, 14:32:09 02/10/2020)
- 'Thấp khí' có thể khiến chị em suy kiệt về sức khoẻ... (Thứ tư, 17:30:09 23/09/2020)
- Day bấm huyệt phục hồi di chứng tai biến mạch máu não (Thứ Ba, 08:30:06 22/09/2020)
- 5 căn bệnh dễ mắc vào mùa thu (Thứ Hai, 10:30:07 21/09/2020)
- Xuất hiện quầng thâm ở mắt đừng chủ quan, rất có thể bạn... (Thứ sáu, 16:20:09 04/09/2020)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:08 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:08 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:06 12/02/2023