Bệnh viêm xoang - Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

bệnh viêm xoang là bệnh lý hay gặp ở Việt Nam, chiếm khoảng 25-30% tổng số các bệnh nhân đến khám tai mũi họng và có xu hướng ngày càng gia tăng. Việc tăng thêm ý thức của cộng đồng đối với bệnh viêm mũi xoang hy vọng sẽ góp phần làm giảm tỷ lệ mắc bệnh.

Bệnh viêm xoang - Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

1. Viêm xoang là gì?

Viêm xoang là hiện tượng viêm niêm mạc trong các xoang Nếu quá trình viêm xuất hiện trên niêm mạc trước đây hoàn toàn khỏe mạnh thì được gọi là viêm mũi xoang cấp tính Trong trường hợp tình trạng viêm niêm mạc này kéo dài trên 12 tuần lúc này viêm xoang chuyển sang mạn tính.

Xoang là những hốc xương rỗng nằm trong khối xương sọ mặt ở xung quanh hốc mũi và thông với hốc mũi.Các hốc xương này được lót bởi lớp niêm mạc giống như hốc mũi đó là niêm mạc đường hô hấp Ở người trưởng thành, có năm đôi xoang, được chia làm 2 nhóm. Nhóm xoang trước gồm có: xoang sàng trước, xoang trán, xoang hàm, các xoang này được dẫn lưu qua khe giữa của hốc mũi. Nhóm xoang sau bao gồm xoang sàng sau và xoang bướm, dẫn lưu của chúng đổ vào khe trên.

 

Bệnh viêm xoang

Bệnh viêm xoang

Sinh lý của xoang là thông khí và dẫn lưu. Hai chức năng này thực hiện được là nhờ các lỗ thông của xoang, qua các lỗ thông này xoang vận chuyển dịch đổ vào hốc mũi và thực hiện quá trình trao đổi khí. Nếu lỗ thông xoang bị tắc, lúc này xoang như một cái ao tù, ứ đọng dịch rồi sẽ dẫn đến viêm xoang

Xoang đảm nhận nhiều chức năng: thở, ngửi, bảo vệ, phát âm và nghe, vì thế viêm xoang ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống. Xoang làm nhẹ đi khối xương mặt vì thế khi bị viêm xoang bạn sẽ có cảm giác nặng nề, vùng sọ mặt do lúc bị viêm trong lòng xoang thay bằng chứa không khí lại chứa dịch viêm.

Viêm mũi xoang có thể gặp ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ sơ sinh Xoang bị viêm sớm nhất, ngay từ lúc mới sinh, là xoang sàng. Xoang hàm thường bị viêm từ lúc 4 - 5 tuổi. Các xoang khác thường bị viêm muộn hơn.

2. Nguyên nhân gây viêm xoang

Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm xoang các nguyên nhân này được xếp thành các nhóm chính sau đây.

- Nhóm viêm nhiễm: Do vi khuẩn; nhiễm khuẩn vùng mũi họng;  là nguyên nhân hay gặp nhất, như viêm họng viêm amidan viêm VA ở trẻ em và viêm mũi; Do răng: các bệnh lý ở răng lợi như: viêm lợi sâu răng viêm tủy... đều có thể gây viêm xoang hàm, thường gặp là bệnh lý của răng hàm trên từ răng số 4 đến số 6; Do siêu vi trùng.

- Nhóm dị ứng: Có thể là nguyên phát hoặc thứ phát cơ địa dị ứng mũi xoang dễ đưa tới viêm xoang mạn tính


Cơ địa dị ứng mũi xoang dễ dẫn tới viêm xoang mạn tính

Cơ địa dị ứng mũi xoang dễ dẫn tới viêm xoang mạn tính

- Chấn thương: Các chấn thương cơ học, do hỏa khí làm vỡ xoang hay tụ máu trong xoang đều có thể gây viêm xoang Ngoài ra, các chấn thương về áp lực có thể xuất huyết phù nề niêm mạc, rồi gây ra viêm xoang.

3. Triệu chứng viêm xoang

Viêm xoang thường xuất hiện sau viêm mũi (dân gian hay gọi là cảm cúm) nếu không được điều trị 7 - 10 ngày. Bệnh nhân có thể xuất hiện sốt 38 - 40°C (viêm xoang cấp hoặc giai đoạn cấp của viêm xoang mạn tính). Có thể tiếp xúc với một số yếu tố nguy cơ dễ gây viêm xoang: môi trường ô nhiễm thời tiết thay đổi điều kiện ăn ở, nơi làm việc hóa chất độc hại, khói, bụi, nghề nghiệp…Điều này giải thích tại sao mùa lạnh làm tăng số lượng bệnh nhân viêm xoang.

Sau viêm mũi họng cấp (cảm cúm) bệnh nhân vẫn thường xuyên: chảy nước mũi mũi vàng xanh; Ngạt tắc mũi hai bên; nhức mỏi mắt nặng đầu; Đau nhức vùng sọ mặt tương ứng với từng xoang bị viêm: nhức trán (viêm xoang trán), nhức má (viêm xoang hàm) đau nhức góc trong ổ Mắt (viêm xoang sàng trước), nặng sau gáy (viêm xoang sàng sau và xoang bướm).

Bệnh nhân viêm xoang thường chảy nước mũi và ngạt tắc

Bệnh nhân viêm xoang thường chảy nước mũi và ngạt tắc

4. Điều trị và phòng bệnh như thế nào?

Điều trị viêm xoang cấp tính: chủ yếu là điều trị nội khoa. Làm sạch và thông thoáng hốc mũi: đặt thuốc co mạch, hút dịch

Điều trị toàn thân: dùng kháng sinh trong 2 tuần có hiệu quả tốt đối với viêm xoang nên lựa chọn kháng sinh dựa trên kháng sinh đồ thuốc chống viêm và giảm phù nề; thuốc giảm đau hạ sốt; Thuốc nâng cao thể trạng.

Điều trị viêm xoang mạn tính: kết hợp điều trị nội khoa và ngoại khoa. Trong các đợt hồi viêm, tiến hành trước và sau phẫu thuật thuốc điều trị tại chỗ và toàn thân giống như trong điều trị viêm xoang cấp

Ngoài ra, cần điều trị cơ địa: thuốc có iod canxi photpho vitamin A D, thuốc kháng histamin với cơ địa dị ứng hay rối loạn vận mạch

Điều trị ngoại khoa chọc rửa xoang: thường áp dụng với xoang hàm, xoang trán mạn tính (ngày nay ít sử dụng); Phương pháp đổi chế Proetz: thường áp dụng với viêm xoang sau mạn tính; Phẫu thuật xoang: Phẫu thuật xoang khi điều trị nội khoa thất bại hoặc có sự bít tắc đường dẫn lưu tự nhiên của xoang (polip, dị vật...).

Có hai phương pháp phẫu thuật: Phẫu thuật tiệt căn và nội soi chức năng. Hiện nay phương pháp phẫu thuật nội soi chức năng xoang ngày càng được áp dụng rộng rãi ở nước ta, kết quả điều trị cao hơn so với phẫu thuật tiệt căn xoang cổ điển.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật