Các bệnh mùa hè thường gặp ở trẻ em bố mẹ cần lưu ý

Thời tiết nắng ẩm của mùa hè là thời điểm thuận lợi để các vi rút, vi khuẩn phát triển. Sức đề kháng kém, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện khiến trẻ nhỏ rất dễ mắc bệnh.

Mùa hè, nhất là những đợt nắng nóng kéo dài khiến bệnh viện các trung tâm y tế luôn chật kín người. Bệnh nhân chủ yếu là trẻ em

Dưới đây là những các bệnh mùa hè thường gặp ở trẻ em và cách phòng tránh.

65225

Say nắng

Say nắng là do nhiệt độ và tia cực tím của mặt trời gây ra. Tia tử ngoại có khả năng xuyên qua lớp sừng của da tới hạ bì gây cháy da (bỏng độ I) và say nắng Nhiệt độ cao làm giãn mạch não gây ra tăng áp lực sọ và làm nhức đầu có thể kèm theo nôn mửa hay hôn mê co giật do ức chế vỏ não - làm tăng các hoạt động thần kinh tự động dưới vỏ.

Phòng tránh say nắng cho trẻ bằng cách cho trẻ uống nhiều nước, không cho trẻ ra ngoài trời nắng nóng, tăng cường những thực phẩm giàu chất chống oxy hóa carotene và vitamin C.

Bệnh tả

Vi khuẩn sinh sôi rất nhanh trong thời tiết nóng ẩm khiến các thức ăn không được bảo vệ nhanh chóng ôi thiu và nhiễm khuẩn Khi ăn phải những thực phẩm này, trẻ dễ dẫn đến bị tả. Bệnh không được chữa kịp thời có thể gây tử vong cho trẻ do suy kiệt và mất sức.

Phòng tránh bệnh bằng cách cho trẻ ăn chín, uống sôi, thức ăn cần được bảo vệ sạch sẽ, vệ sinh nhà cửa sạch sẽ để tránh nhiễm khuẩn.

Viêm não Nhật Bản B

Đây là bệnh dịch rất dễ xảy ra vào mùa hè do do một loại Arbovirus nhóm B gây nên vi rút nhày truyền từ động vật sang người và có tỉ lệ tử vong cao. Khi trẻ bị đau đầu sốt cao, nôn cần đưa trẻ vào bệnh viện nhanh chóng để được chẩn đoán và chữa trị. Nếu cứu chữa không kịp thời khiến trẻ rối loạn ý thức co giật rồi đi vào hôn mê nhanh chóng.

Để phòng ngừa bệnh cần phải giữ môi trường trong sạch, nhà ở thoáng mát, nằm màn khi ngủ, phun thuốc diệt muỗi và côn trùng, tiêm phòng vaccin viêm não Nhật Bản cho trẻ đúng lịch.

65226

Sốt vi rút

Sốt vi rút khiến trẻ sốt cao đau mỏi người đau đầu có thể có triệu chứng của viêm đường hô hấp trên như: hắt hơi sổ mũi ho Các ban đỏ mịn xuất hiện và có thể nổi hạch ở cổ, gáy. Khi thấy những biểu hiện trên, phụ huynh cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để điều trị hạ sốt bù nước điện giải, bảo đảm dinh dưỡng và chăm sóc mũi họng tốt để hạn chế bội nhiễm

Bệnh ngoài da

Bệnh ngoài da hay gặp nhất là rôm. Đây là hiện tượng viêm các nang tuyến chân lông khiến chúng lồi lên mặt da thành các bọc nước nhỏ, đỏ và ngứa ngáy.

Xử trí rôm chỉ đơn giản là tắm rửa sạch sẽ bằng xà phòng hay quả chanh nhằm thông các ống thoát đổ ra ngoài của các tuyến trên bề mặt da. Khi nặng hơn và cần thiết thì có thể bôi các loại kem chống viêm chứa sterocorticoid. Ngoài việc giữ gìn vệ sinh cho trẻ, các bậc cha mẹ cần kiểm tra thường xuyên những vùng da kín, đặc biệt khi trẻ có biểu hiện ngứa để phát hiện và điều trị sớm các bệnh ngoài da. Biểu hiện chủ yếu khu trú ở vùng da kín như bẹn, nách, cổ, kẽ ngón chân, tay, mang tai. Điều trị các bệnh này thường phải bôi kem có chứa thuốc chống viêm steroid chống nấmkháng sinh theo chỉ định của thầy thuốc

Bệnh thương hàn và vàng da

Thương hà hay vàng da là do dùng các thực phẩm bị ô nhiễm, thiếu vệ sinh cá nhân và xung quanh.

Khi bị bệnh, trẻ có biểu hiện đau ở bụng dưới và đau đầu được coi là 2 triệu chứng dễ thấy và đặc trưng nhất khi trẻ bị thương hàn. Ngoài ra, trẻ có thể bị sốt 7-10 ngày, và có các dấu hiệu như không chịu ăn, buồn nôn, căng thẳng, mệt mỏi, yếu ớt Nếu trẻ bị vàng da thì cơ thể và mắt có thể chuyển sang màu hơi vàng hoặc vàng.

Khi trẻ có các triệu chứng như trên, tốt nhất không nên chần chừ  hay chăm sóc trẻ tại nhà mà nên đưa trẻ đến khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

Bệnh thủy đậu

Thủy đậu là bệnh do virus gây ra. Trẻ bị thủy đậu trước tiên sễ có triệu chứn ngây ngấy sốt, sau có thể sốt cao. Bệnh có thể kéo dài 4-5 ngày.

Trong trường hợp trẻ không được uống đúng thuốc, đúng thời điểm thì bệnh này rất có thể dẫn đến nhiễm trùng. Lúc này, trẻ có thể gặp một số vấn đề như đau họng, ho… Cha mẹ cần hết sức lưu ý bởi nếu để con ho viêm họng kéo dài sẽ tạo cơ hội cho bệnh tấn công, gây ra viêm phổi

Nếu trẻ có dấu hiệu sốt trong những ngày nốt thủy dậu xuất hiện và lan rộng thì phải đưa con đi bác sĩ ngay lập tức, nếu không sẽ rất nguy hiểm.

Côn trùng cắn

Vết cắn của muỗi, ong có thể gây sưng phù, tấy đỏ, nổi hạch, nhiễm độc (nôn mửa sốt rét đau nhức xương) đau đầu sốt cao, thậm chí là gây tụt huyết áp ngạt thở hay bất tỉnh.

Cách chữa trị: Cần chữa trị ngay vết cắn trong vòng một giờ đồng hồ đầu. Đầu tiên cần lấy nọc độc khỏi vết cắn, hút chất độc từ vết thương, thắt garô phía trên vết thương để ngăn chất độc lây lan uống thuốc kháng dị ứng

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật