Da xanh xao, lòng bàn tay và niêm mạc nhợt là dấu hiệu cảnh báo trẻ thiếu sắt

Thiếu sắt là một trong những nguyên nhân gây nên chứng thiếu máu ở người lớn và trẻ nhỏ. Trẻ thiếu máu do thiếu sắt thường mệt mỏi, biếng ăn, chậm lớn, còi cọc, giảm trí thông minh và sức đề kháng, khả năng phát triển thể lực và trí não cũng ảnh hưởng theo.

Xét nghiệm máu là cách phát hiện chính xác nhất tình trạng thiếu sắt ở trẻ. Tuy nhiên, cha mẹ có thể nhận biết sớm thông qua các dấu hiệu niêm mạc nhợt da xanh xao lòng bàn tay nhợt... Trong đó, so sánh màu sắc lòng bàn tay của trẻ với lòng bàn tay của bố mẹ hoặc bạn cùng tuổi, là cách đơn giản nhưng dễ nhận biết nhất, được Bộ Y tế đưa vào chương trình khám toàn diện cho trẻ ốm tại các cơ sở y tế.

Ngoài dấu hiệu trên, trẻ thiếu sắt không có bất kỳ triệu chứng nào rõ rệt, do lượng sắt dự trữ trong cơ thể sụt giảm chậm. Tuy nhiên, khi đã chuyển sang giai đoạn thiếu máu cha mẹ có thể nhận thấy các biểu hiện dưới đây.

- Trẻ trở nên mệt mỏi thường xuyên quấy khóc, dễ cáu kỉnh. Vẻ bề ngoài cũng thay đổi theo như nước da xanh và niêm mạc nhợt nhạt.

- nhịp tim nhanh do thiếu hồng cầu chuyên chở ôxy. Các cơ quan thiếu ôxy khiến cơ thể phải bù lại bằng cách tăng nhịp tim lên, để đẩy máu đi với tốc độ nhanh hơn.

- Trẻ suy giảm sức đề kháng dễ mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp giảm khả năng suy nghĩ, chậm phát triển não bộ. Trẻ lờ đờ, mệt mỏi, chậm phản ứng lại với tác động bên ngoài.

Mẹ cần cung cấp đủ lượng sắt trẻ cần, để phòng ngừa chứng thiếu máu do thiếu sắt Cách tốt nhất là cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và tiếp tục bú mẹ càng lâu càng tốt.

Khi bước vào giai đoạn ăn dặm mẹ nên lựa chọn cho trẻ các thực phẩm giàu sắt nhưng phải dễ hấp thu trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Chẳng hạn như thịt màu đỏ, hải sản các loại hạt đậu rau màu xanh đậm, bột ăn dặm giàu sắt... Trẻ cũng nên bổ sung hoa quả dồi dào vitamin C đu đủ chín hồng xiêm cam quýt chuối xoài… giúp tăng cường hấp thu sắt  

Nhu cầu sắt hàng ngày của trẻ nhỏ

Chất sắt rất cần cho sự tạo máu, sắt còn tham gia vào thành phần nhiều men quan trọng trong cơ thể. Ở trẻ nhỏ đang trong giai đoạn phát triển nên nhu cầu về sắt cũng cao hơn.

Thường thì trẻ sau sinh từ 4 tháng đến 3 tuổi cần khoảng 1mg sắt/1kg trọng lượng cơ thể.

Đối với trẻ sinh non thì cần nhiều hơn, khoảng 2mg/1kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày. Tuy nhiên, tổng số lượng sắt được bổ sung vào cơ thể ở trẻ em không được vượt quá 15mg mỗi ngày.

Nguồn sắt tốt có trong thức ăn động vật là các nội tạng: tim gan bầu dục. Nguồn sắt tốt có trong thức ăn thực vật là đậu đỗ và các loại rau có màu xanh sẫm. Sắt có trong thức ăn động vật hấp thu tốt hơn trong thức ăn thực vật nhưng trong rau quả lại có nhiều vitamin C giúp cơ thể hấp thu và sử dụng sắt có hiệu quả hơn.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật